Đĩa mềm
Có thể xem đĩa mềm là USB thế hệ đầu, dù chỉ chứa chưa đến 10 MB dung lượng. Đĩa mềm mỏng, có hình dạng vuông, có thể chứa game, nhạc hay hình. Ưu điểm là gọn nhẹ nhưng dễ hư hỏng. Sau khi ra vào ổ đĩa khoảng 10 lần là có thể lỗi bất cứ lúc nào. Vì thế, loại đĩa này không được ưa chuộng và nhanh chóng bị thay thế bằng “anh hùng lưu trữ” có tên gọi USB. Hiện nay, đĩa mềm chỉ còn tồn tại dưới dạng biểu tượng “save” trên máy tính.
Ngày nay, đĩa mềm gần như đã “tuyệt chủng” với sự xuất hiện của USB. |
Phá đảo
Nếu game kinh điển Mario ăn nấm có cụm từ “về nước”, thì game Contra trên hệ máy NES cũng có từ khóa “phá đảo” từng lan truyền trong thế hệ 8X, 9X. Contra là game offline nằm trong một băng nhựa (thường có màu vàng) tổng hợp đến 100 trò chơi khác nhau. Băng nhựa được gắn vào một hộp nhựa to gọi là NES, với hai tay bấm điều khiển và hiển thị trên màn hình tivi. Sau khi vượt qua tất cả màn trong game Contra, bạn sẽ đối mặt trùm cuối và kết thúc bằng hình ảnh nhân vật trong game ngồi trên máy bay nhìn đảo nổ tan tành. Từ đó, cụm “phá đảo” xuất hiện, thậm chí ăn sâu vào tiềm thức của các game thủ giai đoạn này và trở thành từ thông dụng chỉ việc hoàn thành một game nào đó.
“Phá đảo” từng là từ cửa miệng của game thủ thế hệ 8X, 9X. |
Vấp đĩa
Trước khi nghe nhạc bằng iPod hay điện thoại, đa số 8X và 9X đời đầu gắn bó tuổi thơ với máy nghe nhạc dùng băng cassette, đĩa CD. Khi dùng băng cassette, nghe hết mặt này lại xoay sang mặt kia, còn muốn đổi bài phải bấm tua rất lâu, có khi đang làm nghe tiếng “phựt” là biết băng cassette bị đứt, phải lấy ra dùng keo dán và quấn dây vào hai vòng quay. Lúc đĩa CD ra đời, không còn tình trạng như vậy nữa, nhưng lại gặp sự cố “vấp đĩa”. Cụm từ “vấp đĩa” chỉ tình trạng bản nhạc đang phát bị ngắt quãng đột ngột và cứ lặp đi lặp lại cho đến hết bài. Nguyên nhân có thể là máy nghe nhạc đã cũ hoặc mặt đĩa CD bị xước.
Hiện nay, cụm từ “vấp đĩa” thỉnh thoảng vẫn được các tín đồ công nghệ mê âm thanh, thích hoài cổ sử dụng. |
Dập máy
Trong tuổi thơ của 8X và 9X đời đầu, điện thoại bàn là một món đồ vô cùng quý giá, đôi khi cả khu chỉ có một nhà sở hữu và mọi người thường sang gọi nhờ. Điện thoại lúc ấy to và nhiều dây kết nối phức tạp. Muốn gọi điện phải dùng ngón tay xoay bảng số. Thời điểm đó, cước điện thoại rất cao nên mỗi lần nói chuyện phải ngắn gọn, không dài dòng, tuyệt đối không tâm sự, tâm tình. Điểm chung của các cuộc trò chuyện là luôn kết thúc bằng tiếng “xoạch” phát ra khi người bên kia gác ống nghe. Đấy là vì sao có từ “dập máy”. Sau này điện thoại di động ra đời, âm thanh đặc trưng nói trên cũng không còn.
Cụm từ “dập máy” bắt nguồn từ điện thoại bàn ngày xưa. |
Vlog “2020 thấy gì” của Đu Đồ Đút đã mang hàng loạt ký ức tuổi thơ về lại với lứa 8X và 9X đời đầu. Từ đó, chúng ta có thể thấy sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong giai đoạn này. Những cụm từ công nghệ như dập máy, đĩa mềm, phá đảo… đã lùi xa vào quá khứ, thay vào đó smartphone, gear, wearable…
Trong tương lai, sẽ còn nhiều cụm từ mới xuất hiện và bạn là một trong những người tác động đến điều đó bằng chính các ý tưởng về sự thay đổi của công nghệ. Nếu bạn đang nung nấu mơ ước, hoài bão cho tương lai của mình, nếu bạn muốn có ai đó lắng nghe và tìm cách biến nhu cầu, hình dung của bạn về cuộc sống, tương lai thành sự thật, bạn có thể chia sẻ với cuộc thi “Tương lai là…” tại website www.tuonglaila.com. Chia sẻ của bạn là cảm hứng để hãng công nghệ Samsung -đơn vị tổ chức cuộc thi tìm kiếm, phát minh những sản phẩm công nghệ tiên tiến. Quà tặng cho bài thi chiến thắng là Galaxy Note 5 và nhiều phần thưởng hấp dẫn khác.