“Ống kính thần kỳ” của trẻ tự kỷ
Việc chia sẻ tâm tư, tình cảm, suy nghĩ giữa người với người là nhu cầu thông thường trong đời sống. Với người khỏe mạnh, điều này diễn ra dễ dàng thông qua lời nói, cái nắm tay hay đơn giản là một ánh mắt nhìn. Tuy nhiên, với cậu bé Jong-Hyun Kim 11 tuổi ở Hàn Quốc thì ngược lại, ngay cả việc nhìn vào mắt mẹ mình cũng là một điều khó khăn với cậu.
Kim Hyun Jong là một trong hơn 60 triệu người trên thế giới mắc chứng tự kỷ, cậu ngại giao tiếp, không muốn kết bạn, chỉ muốn khóa mình trong thế giới riêng. Dạng khuyết tật này khó phát hiện, khó điều trị và thậm chí có thể kéo dài suốt đời. Điểm cốt yếu trong việc điều trị tự kỷ chính là tình yêu thương, sự kiên trì và chung tay của gia đình, những người xung quanh.
Kim Hyun Jong (11 tuổi) gặp khó khăn trong việc giao tiếp với chính mẹ của mình vì chứng bệnh tự kỷ. |
Cuộc sống của Kim Hyun Jong bắt đầu thay đổi từ khi có ứng dụng Look At Me (Tạm dịch: Hãy nhìn tôi). Ứng dụng sử dụng hình ảnh, công nghệ nhận diện gương mặt và các trò chơi tương tác với người xung quanh. Bên cạnh đó, Look At Me còn sử dụng camera điện thoại để giúp trẻ đọc tâm trạng của người khác, nhớ khuôn mặt và thể hiện cảm xúc của mình bằng các nét mặt, tư thế khác nhau. Sau 8 tuần luyện tập, Kim Hyun Jong cải thiện 60% khả năng giao tiếp bằng mắt và trở nên gần gũi mẹ hơn.
Ứng dụng Look At Me do Samsung hợp tác với các chuyên gia trong ngành sức khỏe, tâm lý phát triển. |
Ứng dụng Look At Me được Samsung cùng các giáo sư, bác sĩ thuộc Đại học Seoul và khoa tâm lý của Đại học Yonsei (Hàn Quốc) hợp tác phát triển; mang đến hy vọng và mở ra một hướng đi mới cho việc chữa trị chứng tự kỷ.
“Kho chứa ký ức” cho bệnh nhân Alzheimer
Mất dần ký ức là điều mà bệnh nhân mắc chứng suy giảm trí nhớ Alzheimer phải đối mặt. Có người đến năm 60 tuổi, bỗng một ngày thức giấc và quên mất mình là ai, đang ở đâu và ngay cả nhìn những đứa trẻ mình sinh ra cũng cảm thấy lạ lẫm.
Hiện nay, bệnh mất trí nhớ Alzheimer chưa thể tìm ra cách chữa trị. Dù vậy, một nghiên cứu mới nhất chỉ ra rằng nếu tác động và lặp đi lặp lại những ký ức một cách thường xuyên, tiến trình bộc phát căn bệnh sẽ hạn chế. Dựa trên nguyên lý đó, Tập đoàn điện tử Samsung tại Tunisia đã phát triển ứng dụng mang tên Backup Memory (Ký ức dự phòng). Ứng dụng này giữ vai trò như một kho chứa ký ức, đồng thời là người gợi nhớ cho bệnh nhân Alzheimer về những gì đã xảy ra.
Backup Memory do Tập đoàn điện tử Samsung tại Tunisia phát triển. |
Ứng dụng Backup Memory kết nối tài khoản của người bệnh với những người thân và bạn bè thông qua Bluetooth. Khi họ xuất hiện trong vòng kết nối cách người bệnh khoảng 10 m, ứng dụng lập tức gửi thông báo đến bệnh nhân và trình chiếu các thông tin liên quan, ký ức, kỷ niệm đáng nhớ.
Đối với nhiều người, Look At Me và Backup Memory có thể chỉ là những ứng dụng công nghệ tình cờ bắt gặp đâu đó trên Internet. Nhưng với người đang đối mặt chứng tự kỷ hay Alzheime, hai ứng dụng trên là giải pháp góp phần thay đổi cuộc sống của họ và của những người thân yêu.
Độc giả có thể cùng Samsung chia sẻ góc nhìn về sự thay đổi tương lai nhờ công nghệ bằng cách tham gia cuộc thi "Tương lai là...", kéo dài từ 20/11 đến ngày 28/12. Người chơi bày tỏ mong muốn của mình về sự thay đổi mà công nghệ mang lại cho bản thân, ngôi nhà và thành phố trong tương lai. Sau đó thể hiện ý tưởng dưới dạng văn bản và hình ảnh gửi về www.tuonglaila.com và có cơ hội nhận Samsung Galaxy Note 5 cùng những phần quà hấp dẫn khác. Thông tin chi tiết và cách thức tham gia, độc giả tìm hiểu tại www.tuonglaila.com.