Mặt trước của tờ 100 Cent năm 1907, thường gọi là "Xăng Sài Gòn". Tiền này được phát hành số lượng 175.000 tờ, thời gian lưu thông 1903-1907. Tiền có màu xanh dương trên nền giấy trắng, thể hiện tượng nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Vasco da Gamma bên trái, thuyền buồm biên bên dưới. Bên phải là người đàn ông Polynesia tay cầm mái chèo trên thuyền rồng. Phía trên là tên thành phố lưu hành và thời gian in. |
Mặt trước tờ 100 đồng Hải Phòng năm 1914 được in bởi Banque de France với số lượng phát hành 118.000 tờ, lưu hành thời gian 1911-1914. Tiền có màu xanh phối nâu, thể hiện phụ nữ Pháp đội vòng nguyệt quế đứng trên cao, tay quàng vai quan chức triều đình. |
Mặt sau của tờ 5 đồng Con Công được in trên nền giấy hồng nhạt. Mặt trước tờ tiền là phụ nữ đội vòng hoa. Mặt sau, như ta thấy, con công đậu trên nhành cây, được thiết kế bởi Clement Serveau, do E. Deloche và Roque FEC chạm khắc bản kẽm. Tờ tiền này lưu hành thời gian 1926-1934. |
Mặt sau tờ 1 đồng Gánh Dừa. Số lượng phát hành tiền này là 13 triệu tờ, lưu hành thời gian 1933-1949. Mặt trước là hình phụ nữ Bắc bộ đầu quấn khăn. Mặt sau thể hiện người đàn ông đội nón lá gánh dừa. |
Mặt trước tờ 500 đồng Tát gàu vàng lưu hành năm 1944 với số lượng 151.000 tờ. Hình ảnh "Tát nước gàu ba" là của nhiếp ảnh gia Trương Trừng chụp sáng sớm trên đồng ruộng Cẩm Hàm, ngoại ô thành phố Hội An. Tác phẩm này đoạt giải nhất cuộc thi nhiếp ảnh toàn Đông Dương năm 1940. Đến năm 1941, nó được chọn để in lên tờ tiền 500 đồng. |
Mặt trước tờ 5 đồng Cấy lúa. Nhà in Bank of Japan in 10 triệu tờ năm 1944, dùng cho Đông Dương. Tiền có màu xanh lá trên nền vàng cam, thể hiện 4 phụ nữ đội nón lá đang cấy lúa, là hình ảnh quen thuộc ở đồng quê Bắc bộ trước đây. |
Mặt sau tờ 5 đồng Thủy Đình xanh do I.D.E.O in Hanoi in, lưu hành thời gian 1943. Tờ tiền có màu xanh lá đậm và đỏ (bảo an) ở mặt trước. Mặt sau màu nâu đậm trên nền xanh lá với thủy đình ở giữa. Tờ tiền do nghệ sĩ Phạm Ngọc Khuê thiết kế và chạm khắc. |
Sách "Vietnam and French Indo-China banknotes catalogue" do NXB Tổng hợp TP.HCM phát hành năm 2018. Tác phẩm này là tâm huyết của tác giả Nguyễn Huỳnh Thế Vinh, nhà sưu tập tiền ở TP.HCM.
Viết "Vietnam and French Indo-China banknotes catalogue", tác giả không chỉ giới thiệu những tờ tiền xưa từng lưu hành ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, mà qua đó còn gửi gắm "cái đẹp của tiền giấy nằm ở hoa văn, họa tiết và màu sắc".
"Tôi thấy các giai đoạn lịch sử, di tích, danh lam thắng cảnh, tôi thấy văn hóa nông nghiệp, thấy các anh hùng dân tộc...", tác giả viết.