Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những kỷ vật thông tin nhắc nhớ thời kháng chiến chống Mỹ hào hùng

Những kỷ vật thông tin như loa, radio, máy ảnh được các nhân vật lịch sử từng sử dụng, nhắc nhớ về ký ức hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

ky vat chien tranh anh 1

Theo sách Những kỷ vật thông tin thời kháng chiến, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2018, chiếc radio hiệu Radialva (bên trái) được đồng chí Lê Duẩn, khi đó là Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, dùng trong thời gian viết "Đề cương Cách mạng miền Nam" tại Văn phòng Xứ ủy Nam Bộ, số 29 đường Huỳnh Khương Ninh, năm 1956. Chiếc radio hiệu Soilax (bên phải) của đồng chí Huỳnh Tấn Phát, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, sử dụng thời gian 1969-1975.

ky vat chien tranh anh 2

Máy chiếu phim 8 ly hiệu Elmo (bên trái) được đồng chí Đinh Khắc Cần thuộc Ban Công vận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định sử dụng để chiếu phim tư liệu thời gian 1965-1967. Máy quay phim 16 ly hiệu Bell Howell (bên phải) do đồng chí Phạm Khắc sử dụng quay những thước phim tư liệu về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 ở Sài Gòn.

ky vat chien tranh anh 3

Máy chạy băng hiệu Teac A-6010 (bên trái) của Đài Phát thanh Giải phóng sử dụng từ năm 1968. Máy chạy băng hiệu Spotmaster (bên phải) cũng của Đài Phát thanh Giải phóng sử dụng để phát các chương trình ca nhạc giai đoạn 1965-1975.

ky vat chien tranh anh 4

Máy ảnh hiệu Exakta (bên trái) được đồng chí Lâm Tấn Tài, phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Giải phóng dùng chụp ảnh đường Trường Sơn và căn cứ Khu ủy Sài Gòn - Gia Định những năm 1966-1975. Máy ảnh hiệu Zopkuu-4 (bên phải) cũng của Thông tấn xã Giải phóng dùng chụp ảnh căn cứ Tây Ninh và trận càn Junction City năm 1967.

ky vat chien tranh anh 5

Máy ảnh hai đèn hồ quang được ông Đào Cẩm Thiêm, thành viên Ban Tuyên huấn Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, sử dụng chụp ảnh làm giấy căn cước giả cho các đồng chí hoạt động nội thành năm 1968.

ky vat chien tranh anh 6

Chiếc loa được ni sư Huỳnh Liên (1923-1987) sử dụng trong các đợt đấu tranh chính trị của giới Phật tử ở miền Nam thời gian 1972-1975, chống Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

ky vat chien tranh anh 7

Chiếc máy bộ đàm hiệu PRC 25 được đồng chí Mai Chí Thọ, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, sử dụng để liên lạc trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

ky vat chien tranh anh 8

Radio hiệu Ultra-Power (bên trái) được thượng tướng Trần Văn Trà dùng sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975. Radio hiệu National Panasonic (phải) được đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Tư lệnh Bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, dùng theo dõi tin tức thời sự tại Lộc Ninh từ ngày 3/4-1/5/1975.

Tiếng pháo mừng chiến thắng ở Tổng hành dinh sáng 30/4/1975

Tin toàn thắng bay về Hà Nội sáng 30/4/1975. Ở Tổng hành dinh Quân đội Nhân dân Việt Nam, những tràng pháo nổ ran chào mừng chiến thắng.

Đình Ba

Nguồn: Sách "Những kỷ vật thông tin thời kháng chiến"

Bạn có thể quan tâm