Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những tình bạn khó tin trong thời chiến (kỳ 2)

Thay vì ra sức tiêu diệt quân thù, những người lính trong nội chiến Tây Ban Nha báo tin cho nhau để tránh gây thương vong cho kẻ thù.

Sinh năm 1914 ở Vienna, Áo, Edith Hahn Beer là một người phụ nữ gốc Do thái. Khi Đức Quốc xã tiến hành chính sách bài Do thái, chúng đưa bà tới một trại tập trung ở Vienna vào năm 1939. Một năm sau, bà trốn khỏi trại. Nhờ sự giúp đỡ của một người bạn theo Công giáo, bà đã thay đổi danh tính và chuyển đến thành phố Munich, Đức vào năm 1942. Tại đây, Beer gặp người chồng tương lai là Werner Vetter, một sĩ quan quân đội Đức Quốc xã. Khi biết thân phận gốc Do Thái của bạn gái, Vetter không những không bắt mà còn kết hôn với bà. Họ có với nhau một đứa con. Sau chiến tranh, trong khi người chồng vào trại lao động, Beer trở thành một luật sư. Nhờ vai trò mới là một thẩm phán, Beer giúp chồng ra khỏi trại. Tuy nhiên khi trở về, Vetter cảm thấy tức giận với thân phận mới của vợ và hai người quyết định ly hôn. Ảnh: Listverse
Ngày 27/4/1940, một máy bay ném bom của Đức và một chiến đấu cơ của Anh rơi xuống khu vực gần ngôi làng Grotli, Na Uy. Hai phi công Anh, gồm đội trưởng Richard Partridge và trung úy Robert Bostock, tìm thấy một túp lều nhỏ để trú ẩn. Sau đó hai phi công Anh gặp ba phi công Đức, vốn là những người trên máy bay ném bom gặp nạn. Thay vì đối đầu, 5 người lính quyết định bắt tay và cùng chia sẻ nơi trú ẩn, thực phẩm. Tuy nhiên, sau đó lính tuần tra Na Uy phát hiện nhóm binh sĩ Đức và bắn chết một người, tống giam hai người còn lại. Trong khi đó, hai phi công Anh trở về nhà. Sau khi Thế chiến II kết thúc, Bostock đã gặp lại Schopis, một trong những quân nhân Đức cùng ở trong lều với ông ở Na Uy, vào năm 1977. Ảnh: Listverse
Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936 - 1939), lãnh đạo 2 phe Cộng hòa và Quốc gia rất đau đầu với tinh thần chiến đấu của các binh sĩ, bởi những người lính rất thân thiện với nhau và không có ý định làm hại kẻ thù. Thậm chí, những người lính Cộng hòa còn trao đổi thông tin với quân địch phe Quốc gia. Trước một trận chiến, các binh sĩ còn báo tin cho nhau về trận đánh sắp diễn ra để giảm thương vong cho đối phương. Ảnh: Listverse
Trong trận chiến Gallipoli (Thế chiến I) diễn ra ngày 19/5/1915 giữa quân Đồng minh và Đế chế Ottoman (nay là Thổ Nhĩ Kỳ), xác của hàng nghìn lính Thổ và ANZAC (Australia và New Zealand) nằm giữa chiến trường. Do sự nóng nực của mùa hè, các thi thể thối rữa nhanh và bốc mùi hôi thối khắp nơi. Ngày 24/5, hai bên tham chiến quyết định ngừng bắn để thu dọn xác chết. Vì thế, lính Đồng minh và lính Thổ có cơ hội làm việc cùng nhau để chôn cất người chết. Dần dần họ cảm phục sự dũng cảm của nhau và trở thành bạn bè. Thậm chí họ còn trao đổi những vật kỷ niệm để chúc nhau may mắn. Khi công việc thu dọn người chết kết thúc, các binh sĩ tiếp tục đối đầu đẫm máu trên chiến trận. Ảnh: Listverse
Trong thế chiến I, sau khi đánh chiếm thành công thủ đô Amman, Jordan, quân Đồng minh đuổi khoảng 5.000 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi thành phố. Không nơi nương tựa, quân Thổ đành phải đóng trại ở Ziza. Nhân cơ hội này, những người Ả rập tìm cách tấn công doanh trại của binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Quân Đồng minh đã phát hiện ra kế hoạch đó và đồng ý giúp đỡ quân Thổ. Cuối cùng, những người lính vốn là kẻ thù lại cùng nhau đứng về một phía để đẩy lui quân Ả rập. Ảnh: Listverse

Những tình bạn khó tin trong thời chiến (kỳ 1)

Mặc dù là kẻ thù trong Thế chiến II, các binh sĩ Đức và Mỹ vẫn ngồi bên nhau để tận hưởng tiệc Giáng sinh, còn lính Nga và Đức đình chiến để cùng diệt sói.

Bình An

Bạn có thể quan tâm