Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những thành phố đắt đỏ nhất trong việc đi công tác

Mỹ có tới 3 thành phố lọt top 5 những địa điểm có chi phí công tác cao nhất thế giới, bao gồm New York, Washington và San Francisco.

Mức phí công tác tại New York lên tới 796 USD/ngày. Ảnh: Bloomberg.

Theo Bloomberg, New York vẫn là điểm đến đắt đỏ nhất đối với các chuyến công tác trong năm 2022. Điều này xuất phát từ những hoạt động phục vụ công việc và du lịch gia tăng sau đại dịch Covid-19 khiến chi phí tăng 8% so với năm trước.

Công ty ECA International đã tính tổng chi phí công tác tại New York đối với một doanh nhân là 769 USD/ngày. Khoản tiền trên sẽ bao gồm việc thuê khách sạn 4 sao, đồ ăn uống, tiền taxi và các chi phí phát sinh khác.

Mỹ vẫn thống trị bảng xếp hạng những thành phố có chi phí công tác cao nhất thế giới. Ngoài New York, xứ cờ hoa còn có Washington và San Francisco nằm trong top 5 địa điểm có chi phí công tác cao nhất thế giới. Trong khi đó, Thụy Sĩ ghi nhận hai thành phố là Geneva và Zurich.

Tỷ lệ lạm phát tăng cao là yếu tố chính làm tăng chi phí đi lại. Ngược lại, công tác phí lại giảm thiểu tại những quốc gia như Trung Quốc do nhu cầu suy yếu vì đại dịch.

Hong Kong là điểm đến tốn kém nhất ở châu Á, vượt xa Singapore, quốc gia đã vươn lên vị trí thứ hai trong khu vực với mức phí 515 USD/ngày. Bên cạnh đó, London và Paris vẫn giữ vị trí top 10. Còn thành phố Luanda của Angola vẫn là nơi đắt đỏ nhất ở châu Phi.

Theo CNBC, trong một cuộc khảo sát vào tháng 12/2022 của Economist Intelligence Unit (EIU), New York còn là thành phố có mức chi phí sinh hoạt cao nhất thế giới.

Công ty bất động sản Douglas Elliman cho biết giá trung bình của các căn hộ ở Manhattan đã tăng 25% vào năm 2022. Trong khi đó, giá thuê nhà hàng tháng ở quận này vào khoảng 5.000 USD.

Bên cạnh New York, hai thành phố khác của Mỹ là Los Angeles và San Francisco cũng nằm trong top 10 những thành phố đắt đỏ nhất thế giới với các vị trí lần lượt là thứ 4 và 8.

“Xung đột ở Ukraine, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga và chính sách zero Covid-19 của Trung Quốc đã gây ra các vấn đề về chuỗi cung ứng. Cùng với đó, việc lãi suất tăng cao và biến động của tỷ giá hối đoái đã dẫn đến cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt trên toàn thế giới”, bà Upasana Dutt, người đứng đầu bộ phận chi phí sinh hoạt toàn cầu tại EIU, cho biết.

Ngược lại, các thành phố có chi phí sinh hoạt thấp nhất tiếp tục là những cái tên quen thuộc, bao gồm Damascus (Syria) và Tripoli (Libya).

Theo EIU, lạm phát toàn cầu sẽ giảm từ mức trung bình 9,4% trong năm 2022 xuống còn 6,5% vào năm nay.

“Giới chức các nước đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy giá cả giảm xuống trong năm 2023”, bà Dutt chia sẻ.

Lập tổ công tác liên ngành chống buôn lậu qua đường hàng không

Bộ trưởng Tài chính vừa ký quyết định thành lập tổ công tác liên ngành chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua cảng hàng không quốc tế.

Cách ChatGPT thay đổi ngành du lịch

Trí tuệ nhân tạo (AI) đã có những tác động lớn đến ngành du lịch. Tuy nhiên, công cụ này vẫn cần được cải tiến nhiều hơn để có thể lên kế hoạch cho một chuyến đi trọn vẹn.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thanh Vũ

Bạn có thể quan tâm