Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những thảm họa chấn động ngành hàng không vũ trụ (kỳ 1)

Vụ phóng vệ tinh đầu tiên của Mỹ Vanguard TV3 vào quỹ đạo đã thất bại thảm hại khi tên lửa rơi trở lại bệ phóng, khiến thùng nhiên liệu vỡ và tạo quả cầu lửa khổng lồ.

Ngày 6/5/1968, 3 trong số 5 tàu nghiên cứu đổ bộ lên mặt trăng (LLRV) đã rơi gần thành phố Houston, bang Texas, khi các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ đào tạo tại căn cứ không quân Ellington. Nguyên nhân tai nạn là do hệ thống khí heli gặp sự cố, khiến tàu lao xuống đất. Phi hành gia Neil Armstrong đã may mắn thoát nạn khi nhảy ra ngoài một cách an toàn trước khi sự cố xảy ra.
Ngày 6/5/1968, 3 trong số 5 tàu nghiên cứu đổ bộ lên mặt trăng (LLRV) đã rơi gần thành phố Houston, bang Texas, khi các phi hành gia thực hiện nhiệm vụ đào tạo tại căn cứ không quân Ellington. Nguyên nhân tai nạn là do hệ thống khí heli gặp sự cố, khiến tàu lao xuống đất. Phi hành gia Neil Armstrong đã may mắn thoát nạn khi nhảy ra ngoài một cách an toàn trước khi sự cố xảy ra. Ảnh: Stiintasitehnica.com
Tên lửa Juno II được triển khai vào ngày 16/7/1959, với nhiệm vụ đưa vệ tinh Explorer S1 vào quỹ đạo. Tuy nhiên, chỉ vài giây sau khi khởi động, tên lửa đã quay ngược 180 độ, bay vút về phía bệ phóng ban đầu. Các nhân viên an toàn buộc phải để tên lửa phát nổ nhằm bảo vệ những người có mặt tại khu vực. Từ tháng 12/1958 đến tháng 5/1961, 5 trong số 10 tên lửa Juno II đã gặp sự cố trong khi khởi động.
Tên lửa Juno II được triển khai vào ngày 16/7/1959, với nhiệm vụ đưa vệ tinh Explorer S1 vào quỹ đạo. Tuy nhiên, chỉ vài giây sau khi khởi động, tên lửa đã quay ngược 180 độ, bay vút về phía bệ phóng ban đầu. Các nhân viên an toàn buộc phải để tên lửa phát nổ nhằm bảo vệ những người có mặt tại khu vực. Từ tháng 12/1958 đến tháng 5/1961, 5 trong số 10 tên lửa Juno II đã gặp sự cố trong khi khởi động, theo List 25. Ảnh: Divingheritage.com
Ngày 2/7/2013, tên lửa đẩy Proton-M của Nga phát nổ chỉ 17 giây sau khi rời bệ phóng từ một địa điểm gần thành phố Kazakh. Tên lửa đã lao chệch hướng và sau đó bay theo chiều ngang trước khi lao xuống đất. Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga đã mất <abbr class=200 triệu USD sau tai nạn. " />
Ngày 2/7/2013, tên lửa đẩy Proton-M của Nga phát nổ chỉ 17 giây sau khi rời bệ phóng từ một địa điểm gần thành phố Kazakh. Tên lửa đã lao chệch hướng và sau đó bay theo chiều ngang trước khi bốc cháy và lao xuống đất. Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga đã mất 200 triệu USD sau tai nạn. Ảnh: Telegraph
Ngày 12/8/1998, loạt tên lửa Titan IV-A của tập đoàn Lockheed-Martin mang theo vệ tinh SIGINT đắt tiền đã phát nổ trong chuyến bay vào vũ trụ. Khi bay về phía trước, một trong những tên lửa đẩy rắn đã tự rời ra và nổ tung trong không gian.
Ngày 12/8/1998, loạt tên lửa Titan IV-A của tập đoàn Lockheed-Martin mang theo vệ tinh SIGINT đắt tiền đã phát nổ trong chuyến bay vào vũ trụ. Khi bay về phía trước, một trong những tên lửa đẩy rắn đã tự rời ra và nổ tung trong không gian. Ảnh: Blogspot
4 giây sau khi rời bệ phóng vào ngày 12/12/1959, tên lửa Titan I đã rơi trở lại và phát nổ tại bãi thử thuộc trạm không quân Mũi Canaveral, Mỹ. Một cơn địa chấn xuất hiện ngay sau đó, nhưng không ai bị thương. Cảnh quay về sự cố phóng Titan I được lưu trữ để phục vụ quá trình nghiên cứu không gian sau này.
4 giây sau khi rời bệ phóng vào ngày 12/12/1959, tên lửa Titan I đã rơi trở lại và phát nổ tại bãi thử thuộc trạm không quân Mũi Canaveral, Mỹ. Một cơn địa chấn xuất hiện ngay sau đó, nhưng không ai bị thương. Cảnh quay về sự cố phóng Titan I được lưu trữ để phục vụ quá trình nghiên cứu không gian sau này. Ảnh: Spacesafetymagazine.com
a

Tên lửa Zenith-3SL của Ukraine mang theo vệ tinh Intelsat-27 của Mỹ đã rơi xuống đại dương chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng nổi trên mặt biển ngày 1/2/2013, theo RT. Ảnh: Spacesafetymagazine.com

a

Vụ phóng Vanguard TV3, vệ tinh đầu tiên của Mỹ, vào quỹ đạo trong ngày 6/12/1957 đã thất bại thảm hại. Tên lửa mất lực đẩy sau khi rời bệ phóng khoảng 1,2 m. Sau đó, tên lửa rơi trở lại nơi xuất phát, khiến thùng nhiên liệu bị vỡ và tạo ra quả cầu lửa khổng lồ. Ảnh: Oddee.com

a

Sự kiện tên lửa Atlas Centaur 5 phát nổ ngày 2/3/1965 là một trong số các vụ nổ lớn nhất diễn ra tại bãi thử thuộc trạm không quân Mũi Canaveral. Một van nhiên liệu của tên lửa đóng lại khiến các động cơ tăng cường mất kiểm soát. Sự cố khiến tên lửa rơi trở lại bệ phóng và tạo ra quả cầu lửa cao 600 m. Ảnh: Nasaspaceflight.com

a

Vụ nổ Titan 34D-9 ngày 18/8/1986 là một trong những thất bại tốn kém nhất lịch sử hàng không vũ trụ Mỹ. Nguyên nhân của sự cố là do thất bại trong sự phối hợp giữa lực đẩy của tên lửa mang vệ tinh hình lục giác KH-9 HEXAGON trị giá hàng tỷ USD. Quá trình dọn dẹp tàn tích của vụ nổ cũng gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm do Titan 34D-9 sử dụng chất nổ đẩy hypergolic có độ độc cao. Ảnh: Oddee.com

6 vụ nổ hạt nhân có sức hủy diệt kinh hoàng

Với sức công phá lên tới 10,4 megaton TNT, vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên do Mỹ tiến hành đã xóa sổ gần như hoàn toàn một đảo san hô tại Thái Bình Dương.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm