Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 vụ nổ hạt nhân có sức hủy diệt kinh hoàng

Với sức công phá lên tới 10,4 megaton TNT, vụ thử bom nhiệt hạch đầu tiên do Mỹ tiến hành đã xóa sổ gần như hoàn toàn một đảo san hô tại Thái Bình Dương.

Tsar Bomba, dịch nghĩa “bom Sa hoàng”, là vũ khí hạt nhân lớn và uy lực nhất trong lịch sử từng được kích nổ. Đây là sản phẩm của Liên xô với đương lượng nổ theo thiết kế ban đầu khoảng 100 triệu tấn TNT. Tuy nhiên, con số này đã giảm một nửa để giới hạn khối lượng phóng xạ phát tán. Đúng 11h32 ngày 30/10/1961, tại bãi thử Mityushikha, thuộc đảo Novaya Zemlya (Bắc Băng Dương), Tsar được kích nổ sau khi chiếc Tu-95V thả nó ở độ cao 10,5 km. Dù phát nổ trên không, “bom Sa hoàng” vẫn tạo ra cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter với bán kính phá hủy 900 km. Quả cầu lửa chạm tới mặt đất, gần tới cao độ của chiếc máy bay ném bom, và được nhìn thấy và cảm thấy từ 1000 km từ khu vực thử. Sau đó, đám mây hình nấm xuất hiện cao khoảng 64 km (gần cao hơn bảy lần Núi Everest) và rộng 40 km. Vụ nổ có thể được quan sát và cảm nhận thấy ở Phần Lan, làm vỡ kính cửa sổ tại Phần Lan và Thuỵ Điển. Hội tụ khí quyển gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1000 km.
Tsar Bomba, dịch nghĩa “bom Sa hoàng”, là vũ khí hạt nhân lớn và uy lực nhất trong lịch sử từng được kích nổ, theo trang Weirdlyodd. Đây là sản phẩm của Liên xô với đương lượng nổ theo thiết kế ban đầu khoảng 100 megaton TNT. Tuy nhiên, người ta đã giảm sức công phá của nó còn 57 megaton để giới hạn khối lượng phóng xạ phát tán. Đúng 11h32 ngày 30/10/1961, tại bãi thử Mityushikha, thuộc đảo Novaya Zemlya (Bắc Băng Dương), Tsar được kích nổ sau khi chiếc Tu-95V thả nó ở độ cao 10,5 km. Dù phát nổ trên không, “bom Sa hoàng” vẫn tạo ra cơn địa chấn mạnh 5,7 độ Richter với bán kính phá hủy 900 km. Quả cầu lửa bùng lên gần sát độ cao của máy bay ném bom. Những người sống cách khu vực thử 1.000 km cũng có thể nhìn thấy và cảm nhận vụ nổ. Vài giây sau đó, đám mây hình nấm xuất hiện, cao khoảng 64 km (gần cao hơn bảy lần Núi Everest) và rộng 40 km. Hội tụ khí quyển gây ra thiệt hại ở khoảng cách lên tới 1.000 km. Ảnh: Wikipedia 
Ảnh: Wikipedia

Castle Bravo là tên mã của vụ thử nghiệm bom hydrogen đầu tiên do Mỹ tiến hành tại đảo Bikini, thuộc quần đảo Marshall, Thái Bình Dương vào ngày 1/3/1945. Với đương lượng nổ 15 megaton TNT, nó vượt xa mức dự kiến ban đầu là từ 4 đến 6 megaton. Castle Bravo là vụ nổ hạt nhân mạnh nhất do Mỹ kích hoạt. Chỉ vài giây sau khi khai hỏa, thiết bị hình trụ nặng 10,7 tấn, chiều dài 4,56 m đã thổi bùng lên một quả cầu lửa có đường kính 7 km. Đám khói hình nấm hình thành từ vụ nổ cao 14 km với đường kính 11 km chỉ trong một phút đầu tiên và sau đó đạt đến độ cao 40 km với đường kính 10 km trong 10 phút tiếp theo. Lượng phóng xạ phát tán trên diện tích 160 km tính từ tâm vụ nổ, gây nên thảm họa hạt nhân nghiêm trọng nhất tại Mỹ. Ảnh: Wikipedia

Trinity là mật danh của vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên trên thế giới do Mỹ thực hiện tại khu vực Alamogordo, bang New Mexico, ngày 16/7/1945. Đây là kết quả của Dự án Manhattan nhằm phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ, Anh và Canada trong Thế chiến II.  Sau khi khai hỏa, quả bom The Gadget  với sức công phá tương đương 20.000 tấn chất nổ TNT đã hình thành quả cầu lửa khổng lồ và tạo ra hình cây nấm đạt độ cao hơn 10.000 m. Khu vực bom hạt nhân phát nổ hình thành một hố có bán kính rộng khoảng 500 m, sâu hơn 2 m.
Trinity là mật danh của vụ thử nghiệm hạt nhân đầu tiên trên thế giới do Mỹ thực hiện tại khu vực Alamogordo, bang New Mexico, ngày 16/7/1945. Đây là kết quả của Dự án Manhattan nhằm phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ, Anh và Canada trong Thế chiến II. Sau khi khai hỏa, quả bom The Gadget với sức công phá tương đương 20.000 tấn thuốc nổ TNT đã hình thành quả cầu lửa khổng lồ và tạo ra hình cây nấm đạt độ cao hơn 10.000 m. Khu vực bom hạt nhân phát nổ hình thành một hố có bán kính rộng khoảng 500 m, sâu hơn 2 m. Mục đích của thử nghiệm là nghiên cứu mức độ tác động và ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân tới các tàu của Hải quân Mỹ. Họ đã bố trí 71 tàu quanh khu vực thử nghiệm. Kết quả, vụ nổ đã phá hủy 8 tàu mục tiêu, gồm tàu LSM-60, Saratoga, Nagato, Arkansas, các tàu ngầm Pilotfish, Apogon, tàu ARDC-13 và một xà lan YO-160. Hơn 60 năm sau cuộc thử nghiệm, nồng độ phóng xạ ở khu vực Alamogordo vẫn cao hơn khoảng 10 lần so với bức xạ nền của trái đất, song vẫn trong giới hạn an toàn. Ảnh: Wikipedia 
Ivy MikeIvy Mike là tên gọi của một vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch đầu tiên do Mỹ tiến hành ngày 1/11/1952 trên đảo san hô Enewetak. Đây là một phần trong chiến dịch Ivy do Tổng thống Mỹ Harry Truman phát động sau khi Liên Xô chế tạo quả bom nhiệt hạch đầu tiên vào mùa thu 1949. Thiết bị nhiệt hạch Mike có trọng lượng 82 tấn, về cơ bản là tòa nhà giống một nhà máy hơn là vũ khí. Trong đó, phần lõi là quả bom H có chiều dài 6,9 m, đường kính 2,03 m và nặng 54 tấn, lớp vỏ thép ngoài cùng dày 30 cm.  Tổng cộng, 9.350 binh sĩ và 2.300 nhân viên dân sự đã tham gia vào cuộc thử nghiệm Mike. Kết quả, bom H có sức công phá 10,4 megaton TNT, tạo ra quả cầu lửa rộng 5,2 km, đám mây hình nấm cao tới 37 km, hố bom có độ sâu hơn 50 m với đường kính rộng 1.600 m. Sau vụ nổ, hòn đảo Elugelab gần như biến mất hoàn toàn.
Ivy MikeIvy Mike là tên gọi của một vụ thử nghiệm bom nhiệt hạch đầu tiên do Washington tiến hành ngày 1/11/1952 trên đảo san hô Enewetak thuộc Thái Bình Dương. Đây là một phần trong chiến dịch Ivy do Tổng thống Mỹ Harry Truman phát động sau khi Liên Xô chế tạo quả bom nhiệt hạch đầu tiên vào mùa thu 1949. Thiết bị nhiệt hạch Mike có trọng lượng 82 tấn, giống một nhà máy hơn là vũ khí. Trong đó, phần lõi là quả bom H với chiều dài 6,9 m, đường kính 2,03 m và nặng 54 tấn, lớp vỏ thép ngoài cùng dày 30 cm. Tổng cộng, 9.350 binh sĩ và 2.300 nhân viên dân sự đã tham gia vào cuộc thử nghiệm Mike. Kết quả, bom H có sức công phá 10,4 megaton TNT, tạo ra quả cầu lửa rộng 5,2 km, đám mây hình nấm cao tới 37 km, hố bom có độ sâu hơn 50 m với đường kính rộng 1.600 m. Sau vụ nổ, hòn đảo Elugelab gần như biến mất hoàn toàn. Ảnh: Wikipedia 

ngày 6/8/1945, máy bay B-29 “Enola Gay” của quân đội Mỹ thả quả bom nguyên tử
Ngày 6/8/1945, máy bay B-29 “Enola Gay” của quân đội Mỹ thả quả bom nguyên tử "Little Boy" xuống trung tâm thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong giai đoạn Thế chiến II diễn ra. Quả bom có chiều dài 3 m, đường kính 71 cm, khối lượng 4.000 kg, sức công phá tương đương 13.000 đến 16.000 tấn thuốc nổ TNT. Ngay sau khi phát nổ cách mặt đất khoảng 600 m, nó giết chết ít nhất 90.000 người. 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại. Đây là lần đầu tiên con người sử dụng vũ khí hạt nhân trong chiến tranh. Ảnh: AP
Chỉ vài ngày sau khi quân đội Mỹ ném bom Hiroshima.
Chỉ 3 ngày sau vụ dội bom Hiroshima, sĩ quan Mỹ trên phi cơ B-29 “Bockscar” tiếp tục thả bom “Fat Man” xuống thung lũng công nghiệp của thành phố Nagasaki của Nhật. 43 giây sau, quả bom chứa 6,4 kg Plutonium 239 và đương lượng 21 kiloton đã phát nổ ở khoảng cách 469 m so với mặt đất. Bom thả vội vàng đã nổ ở đoạn giữa hai mục tiêu chính là xưởng thép ở phía bắc và xưởng thủy lôi ở phía nam, những khu vực ít dân cư. Vì vậy, mặc dù quả bom thứ hai với đương lượng nổ lớn hơn "Little Boy" ở Hiroshima nhưng gây thiệt hại ít hơn so với ở Hiroshima. 75.000 người trong tổng số 286.000 cư dân của thành phố đã thiệt mạng ngay thời điểm đó. Hai vụ nổ ghi dấu trong lịch sử thảm họa nhân tạo lớn nhất và khủng khiếp nhất mà con người từng biết đến. Ảnh: AP

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm