John Logie Baird - người tạo ra chiếc TV hoàn thiện đầu tiên vào năm 1925 có lẽ đã không nghĩ cỗ máy cồng kềnh, đơn sơ khi ấy trở thành thiết bị trang trí nội thất nhỏ gọn, sang trọng và thông minh như hiện nay.
Chiếc TV đã đi một chặng đường dài với những bước tiến lớn về công nghệ, thiết kế lẫn vai trò trong cuộc sống con người. Đồng thời, đây cũng là một trong những đường đua sôi động nhất của ngành công nghệ. Ở đó, cái tên “sinh sau đẻ muộn” Samsung đang dẫn đầu và tạo nên những chuẩn mực mới của ngành công nghiệp này.
Ngược dòng để “cất cánh”
Năm 1969 là cột mốc đáng nhớ trong lịch sử ngành công nghiệp TV. Năm đó, cuộc đổ bộ của Apollo 11 lên mặt trăng được truyền hình trực tiếp về trái đất. “Đây là bước đi nhỏ bé của một người nhưng là bước tiến vĩ đại của nhân loại”, giọng nói của Neil Armstrong truyền qua vô tuyến đến với hàng triệu người cùng chứng kiến khoảnh khắc lịch sử qua màn hình TV.
Kể từ lúc này ngành công nghiệp TV chuyển mình, cho thấy rõ hơn vai trò trong đời sống con người. Đường đua trên thị trường chứng kiến những cái tên mới, bứt tốc trong sáng tạo và đột phá.
Những người dân Berlin đứng trước một cửa hàng bán TV và nhìn qua kính cửa sổ để theo dõi những khoảnh khắc đầu tiên của sứ mệnh vũ trụ Apollo 11 trên truyền hình vào 16/06/1969. Ảnh: The Atlantic. |
Cũng vào năm 1969, Samsung trình làng chiếc TV đầu tiên có tên P-3202, chỉ hiển thị hai màu đen và trắng. Mẫu TV có kích thước 12 inch, ra đời tại một nhà xưởng nhỏ, với 45 nhân sự nghiên cứu và sản xuất.
Mẫu TV nhỏ bé này của Samsung bán được 1 triệu chiếc trong 6 năm. Sau 8 năm ra mắt, P-3202 bán được 4 triệu chiếc và trở thành mẫu TV trắng đen bán chạy nhất lịch sử.
Samsung lý giải, điều tạo nên doanh số ấn tượng của mẫu TV này là nhờ chiến lược chinh phục thị trường. Hãng chọn cách tạo nên thiết bị giá mềm, dễ tiếp cận với phần lớn người dùng trong bối cảnh thắt lưng buộc bụng do Thế chiến thứ hai tàn phá kinh tế toàn cầu. Không chạy theo trào lưu TV màu vốn thịnh hành ở châu Âu, Samsung cho thấy sự thấu hiểu thị trường và người dùng, giúp hãng tạo được thành công quan trọng từ ngày đầu gia nhập ngành công nghiệp này. 10 năm sau, Samsung trình làng mẫu LCD 30 inch lớn nhất thế giới.
Cuối thập niên 80, khi kinh tế Hàn Quốc khá hơn, người dùng cũng nâng cấp nhu cầu từ TV trắng đen thành TV màu. Lúc này, thị trường ưa chuộng những mẫu TV Plasma, tuy nhiên, gã khổng lồ Hàn Quốc bất ngờ quyết định dồn toàn lực phát triển TV LCD màn hình phẳng với nền tảng công nghệ mới.
Giải thích về sự mạo hiểm này, đại diện Samsung cho biết, công nghệ màn hình phẳng giúp hạn chế tình trạng phản sáng, đồng thời, tối ưu chất lượng hiển thị. Với ưu điểm này, TV có thể được giải phóng khỏi những góc tối cho phép người dùng theo dõi hình ảnh rõ hơn từ nhiều vị trí trong nhà với luồng ánh sáng phức tạp hơn.
Tiếp theo, Samsung tung ra mẫu Bordeaux R7 với màn hình LCD mới, mỏng hơn, cho khả năng hiển thị rực rỡ hơn. Từ đấy, hãng khai phá thị trường mới, khi những chiếc TV ngày càng mỏng hơn, có thiết kế độc đáo, chăm chút đường nét và công nghệ. Nỗ lực đó giúp Samsung lập hàng loạt kỷ lục: TV UHD lớn nhất thế giới với 110 inch, TV màn hình cong lớn nhất thế giới với 105 inch, TV 3D Full HD đầu tiên trên thế giới, TV QLED 8K 98 inch lớn nhất thế giới…
Mẫu TV QLED 8K 98 inch lớn nhất thế giới, ra mắt vào năm 2019, được bán tại Việt Nam với giá hơn 2 tỷ đồng. |
Trở lại năm 2010, Internet bắt đầu thay đổi cách người dùng xem TV. Lúc này, nội dung được số hóa trên các nền tảng kho phim hay mạng xã hội video như Netflix, YouTube, Vimeo. Bài toán đặt ra là TV phải có kết nối Internet, tích hợp ứng dụng để người dùng tiếp cận kho nội dung mới này.
Samsung một lần nữa có quyết định đột phá khi không sử dụng nguồn lực và nền tảng sẵn có. Hãng phát triển Tizen OS và Samsung Apps đồng thời, trình làng dòng TV QLED, nhằm làm chủ công nghệ, tối ưu kích thước và chi phí sản xuất. Từ đó, Samsung có lợi thế về thiết bị giá mềm, chủ động phát triển ứng dụng nhằm nâng cao trải nghiệm giải trí của người dùng.
Theo quyển Phương thức Samsung của tác giả Jaeyong Song, ở thế kỷ trước, Samsung là một doanh nghiệp nhỏ từng bước thực hiện chiến lược “kẻ theo sau nhanh nhạy”, mô phỏng các sản phẩm của doanh nghiệp thành công. Tuy nhiên, Samsung dần xác định chiến lược trở thành “người dẫn đầu”, cho ra mắt thị trường các sản phẩm tân tiến trước đối thủ.
Chiến lược này góp phần thôi thúc gã khổng lồ đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển sản phẩm, ứng dụng những sáng tạo và đổi mới. Sự thôi thúc ấy giúp Samsung khai mở dòng Lifestyle TV - một “đại dương xanh” của thị trường còn bỏ trống.
Kỷ nguyên tái thiết kế không gian sống
“Tham vọng chinh phục thế giới, vươn lên đỉnh cao đã trở thành một đặc trưng của Samsung”, Geoffrey Cain viết trên New York Times. Sau loạt TV QLED 4K, 8K tích hợp AI, sử dụng công nghệ chấm lượng tử với khả năng hiển thị nền đen sâu, tái hiện 100% dung tích màu tự nhiên hay làm biến mất khung viền…, Samsung đẩy mạnh dòng TV Lifestyle – một dòng sản phẩm chưa có đối thủ cạnh tranh.
Dòng The Frame với đặc trưng "bật lên là TV - tắt đi là khung tranh", mang đến tiếng vang cho hãng. Mẫu TV này có thiết kế ấn tượng, chứa hàng nghìn bức tranh nghệ thuật có bản quyền, giúp người dùng sáng tạo và cá nhân hóa không gian sống, thể hiện gu thẩm mỹ, cá tính của mình.
Khi thị trường lao vào cuộc chiến mở rộng kích thước màn hình, nâng cao độ phân giải và tích hợp loạt công nghệ trình chiếu, Samsung một lần nữa tạo nên sự “đột biến”. Gã khổng lồ bất ngờ trình làng một mẫu TV thiết kế dành riêng cho millennials và gen Z, với màn hình có thể xoay dọc và ngang linh hoạt.
Samsung đẩy mạnh dòng TV này với bộ ba The Sero, The Serif, The Frame. Trong đó, The Sero là TV đầu tiên trên thế giới có thể xoay theo chiều dọc. Người dùng trẻ - thế hệ lớn lên, giải trí, làm việc và thể hiện màu sắc cá tính qua những hình ảnh và video trên mạng xã hội - có thể theo dõi những nội dung yêu thích trên TV tương thích hoàn toàn với chuẩn định dạng như khi xem trên điện thoại.
The Sero là mẫu TV thiết kế dành cho Millenials và Gen Z, với màn hình có thể xoay dọc và ngang linh hoạt. |
The Serif với thiết kế chữ “I” thanh lịch, bên cạnh đặc trưng công nghệ QLED 4K, mang đến cho người dùng chiếc TV có thiết kế tối giản, viền thanh mảnh, tinh tế, phù hợp với không gian sống hiện đại.
Những dòng TV của Samsung vượt khỏi chức năng nghe nhìn, giải trí truyền thống. Thiết bị được đầu tư về công nghệ, thiết kế, chăm chút trải nghiệm cả khi xem lẫn khi tắt đi, cho phép người dùng xem nội dung tốt ở mọi điều kiện nguồn sáng… cho thấy tham vọng của hãng trong tái thiết kế không gian sống, định hình phong cách và cá tính người dùng hiện đại.
Ambient Mode là tính năng biến nền đen TV thành bức tranh tổng hòa màu sắc từ không gian, được Samsung phát triển nhằm xóa bỏ tấm nền đen lớn của TV khi không sử dụng. Thiết kế TV cũng được thu gọn, giải phóng dây cáp và các kết nối phức tạp. Từ đó, không gian đặt chiếc TV - nơi quây quần của gia đình thêm tiện nghi, ấm cúng. Ở đó, khi người dùng trở về nhà sau ngày dài cùng những mối bận tâm riêng có thể quây quần gia đình, có chung mối quan tâm và câu chuyện về những nội dung đang hiển thị trên chiếc TV. “Sự gắn kết, nâng tầm trải nghiệm sống cho người dùng là trung tâm của mọi nghiên cứu, phát triển của Samsung”, đại diện hãng chia sẻ.
Những nỗ lực của Samsung mang đến kỷ lục doanh thu suốt 14 năm qua. Theo Display Supply Chain Consultants (DSCC), gã khổng lồ Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu thị trường TV trong quý 2 năm 2020. Riêng tại Việt Nam, Samsung công bố số liệu của GfK, hãng nắm giữ 44,7% thị phần, tăng từ 42% và 43% tương ứng các năm 2018 và 2019.
“Những điều Samsung đang làm ở hiện tại tiết lộ về chiếc TV của tương lai”, theo The Verge. |
“Những điều Samsung đang làm ở hiện tại tiết lộ về chiếc TV của tương lai”, The Verge viết. Ở đó, những mẫu TV sẽ không còn viền, có độ phân giải cao mang đến hình ảnh chân thật như mắt người nhìn thấy và là thiết bị trang trí nội thất nâng tầm không gian sống, có thiết kế tối giản với khả năng trình diễn các tác phẩm nghệ thuật.
Bên cạnh đó, tính năng thông minh, đa kết nối, là một phần quan trọng trong hệ sinh thái nhà thông minh cũng là giá trị không thể thiếu trong triết lý phát triển sản phẩm của gã khổng lồ. Cùng với SmartThings, chiếc TV là một phần của hệ sinh thái nhà thông minh Samsung. Đây là mảnh ghép quan trọng trong tham vọng của gã khổng lồ, dùng công nghệ thay đổi cách người dùng trải nghiệm không gian sống của riêng họ.