Poster truyền tải thông điệp về luật sử dụng súng còn nhiều sơ hở tại Mỹ với hình ảnh hai đứa trẻ. Trên bức ảnh có dòng chữ: "Một đứa trẻ đang cầm trên tay thứ bị cấm dùng để bảo vệ chúng tại Mỹ. Đoán xem đó là đứa trẻ nào?". Quảng cáo này ra mắt tại Mỹ năm 2013. |
Hiệp hội phụ nữ liên hợp quốc sử dụng hình ảnh tự động điền từ khóa của Google để truyền tải thông điệp về tình trạng phân biệt đối xử với phụ nữ. Quảng cáo ra mắt năm 2013. |
Hình ảnh trong quảng cáo này minh họa cho sự phân biệt đối xử với thông điệp rõ ràng: “Đừng để màu da quyết định tương lai của bạn”. Quảng cáo ra mắt tại Pháp năm 2013. |
Chiến dịch quảng cáo Crisis Relief Singapore đã giành giải thưởng quảng cáo Cannes Lion với thông điệp về nút Like (thích) trên mạng xã hội: “Chỉ like thôi chưa đủ”. Quảng cáo ra mắt năm 2013. |
Trang Ekburg.ru tung ra thông điệp về việc mất tập trung khi lái xe: “Hãy xem xét cả hai mặt” (Nga, năm 2013). |
Tổ chức PETA tung ra thông điệp về việc hành hạ động vật của rạp xiếc: “Chào mừng tới chương trình biểu diễn buồn nhất quả đất” (Mỹ, năm 2011). |
Tổ chức Thai Health minh họa sự liên quan giữa việc ngủ gật và các tại nạn giao thông: “Đừng lái xe khi buồn ngủ” (Thái Lan, năm 2010). |
Deutscher Tierschutz Bund e.V ví những gì động vật phải chịu đựng cũng giống như con người (Đức, năm 2010). |
Tổ chức Casa Do Menor đưa ra minh họa về tình trạng lạm dụng trẻ em (Tây Ban Nha, năm 2009). |
Quảng cáo nêu lên sự bất công khi một nhà báo bị sát hại trong một cuộc xung đột (Pháp, năm 2009). |
Quảng cáo của Good Parent đưa ra minh họa sinh động về hậu quả của việc lạm dụng trẻ em: “Bạn có thể mất nhiều hơn sự kiên nhẫn” (Hà Lan, năm 2009). |
Caribu Bitter đưa ra hình ảnh chocolate ngon tới mức khủng khiếp với dòng chữ “Mặt trái của sự ngọt ngào” (Peru, năm 2009). |
Tổ chức hoang dã thế giới WWF Brasil châm ngòi cho sự phẫn nộ trên toàn thế giới sau khi sử dụng hình ảnh về sự kiện khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ để minh họa cho số lượng người chết trong trận sóng thần tại châu Á năm 2004 (Brazil, năm 2009). |
Masterlock muốn cho bạn thấy rằng sản phẩm của họ không thể bị phá hủy theo thời gian (Nam Phi, năm 2008). |
Concordia Children's Services minh họa hình ảnh những đứa trẻ bị bỏ rơi tại Manila, Philippines. "Piglets", (Philippines, năm 2008). |
Liên hiệp mạng lưới gia đình có quảng cáo khá thông minh về việc vô tâm với cha mẹ: “Đừng khiến cha mẹ bạn phải ganh tị với tình yêu khác của bạn”, (Thái Lan, năm 2008). |
Quảng cáo phản cảm của Dolce & Gabbana bị chỉ trích nặng nề (năm 2007). |
Tổ chức Humans for Animals đưa ra hình ảnh gây sốc về sự dã man của loài vật (Pháp, năm 2005). |
Tạp chí đàn ông IP Press sử dụng quảng cáo gây sốc để đưa ra thông điệp về việc hướng tới nam giới của mình (Bỉ, năm 2007). |