Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những phạm nhân thoát án tử trong gang tấc

Từ năm 1973 đến nay, nước Mỹ ghi nhận khoảng 140 trường hợp tử tù chờ thi hành án được miễn tội sau một quá trình kháng án bền bỉ.

Levon Bo Jones phải ngồi tù ở North Caroline trong 14 năm chờ thi hành án tử hình, sau khi một tòa án năm 1993 tuyên bố ông là thủ phạm chính trong vụ án giết hại nạn nhân Leamon Grady hồi năm 1987.  Một thẩm phán liên bang đã xem xét đơn kháng án, sau đó tuyên bố hủy bỏ bản án ban đầu vào năm 2006 vì một nhân chứng quan trọng thừa nhận khai báo không trung thực. Jones được thả tự do ngay lập tức, anh rời nhà giam vào ngày 2/5/2008.
Levon Bo Jones phải ngồi tù ở North Carolina trong 14 năm để chờ thi hành án tử hình, sau khi một tòa án năm 1993 tuyên bố ông là thủ phạm chính trong vụ án giết hại nạn nhân Leamon Grady hồi năm 1987. Một thẩm phán liên bang đã xem xét đơn kháng án, sau đó tuyên bố hủy bỏ bản án ban đầu vào năm 2006 vì một nhân chứng quan trọng thừa nhận khai báo không trung thực. Jones được thả tự do ngay lập tức, ông rời nhà giam vào ngày 2/5/2008.
Paul House thoát khỏi số phận chờ thi hành án tử vào năm 2010 sau 22 năm ngồi tù ở một nhà giam tại bang Tennessee. Anh bị buộc tội tấn công tình dục và giết hại người hàng xóm Carolyn Muncey vào năm 1985. Tuy nhiên, một bằng chứng DNA thu thập từ hiện trường vụ án đã chứng minh House không hề có sự liên quan tới sự việc.  Không lâu sau khi House đoàn tụ với gia đình, luật sư Paul Philips đề nghị House sẽ bị xét xử lại nếu họ có thể tìm thấy bằng chứng cho rằng House không hành động một mình trong vụ án.
Paul House thoát khỏi số phận chờ thi hành án tử vào năm 2010 sau 22 năm ngồi tù ở một nhà giam tại bang Tennessee. House bị buộc tội tấn công tình dục và giết hại người hàng xóm Carolyn Muncey vào năm 1985. Tuy nhiên, một bằng chứng DNA thu thập từ hiện trường vụ án đã chứng minh House không hề có sự liên quan tới sự việc. Không lâu sau khi House đoàn tụ với gia đình, luật sư Paul Philips đề nghị House sẽ bị xét xử lại nếu họ có thể tìm thấy bằng chứng cho rằng House không hành động một mình trong vụ án.
Robert Springsteen ra hầu tòa vì cáo buộc giết 4 thanh niên trong một cửa hàng hồi năm 1991. Mặc dù Springsteen luôn một mực kêu oan, nhưng tòa án vẫn ra phán quyết với anh cùng một bị cáo khác là Michael Scott. Năm 2009, Tòa phúc thẩm hình sự bang Texas đảo ngược bản án vì cho rằng các nghi phạm không được trao cơ hội để đối chất chéo với nhau. Tòa án cũng sử dụng một bằng chứng DNA để củng cố quyết định hủy án cũ, khi thông tin DNA khẳng định không có sự liên quan của các bị cáo tại hiện trường.
Robert Springsteen (trái) hầu tòa vì cáo buộc giết 4 thanh niên trong một cửa hàng hồi năm 1991. Mặc dù Springsteen một mực kêu oan nhưng tòa án vẫn ra phán quyết với ông cùng một bị cáo khác là Michael Scott. Năm 2009, Tòa phúc thẩm hình sự bang Texas đảo ngược bản án vì cho rằng các nghi phạm không được trao cơ hội để đối chất chéo với nhau. Tòa án cũng sử dụng bằng chứng DNA để củng cố quyết định hủy án cũ, khi thông tin DNA khẳng định không có sự liên quan của các bị cáo tại hiện trường.
Ronald Kitchen đã trải qua 21 năm chờ thi hành án tử hình trước khi được miễn tội vào mùa hè năm 2009. Ronald bị kết tội giết hại 2 phụ nữ và 3 trẻ em vào năm 1988. Việc kết án hoàn toàn dựa vào lời khai của Kitchen.  Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm đã phát hiện những lời khai của Kitchen xuất phát từ việc bị cảnh sát tra tấn bằng sốc điện, trấn nước. Luật sư biện hộ khẳng định hành vi tàn bạo của cảnh sát bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc. Sau khi được thả tự do, Kitchen lần đầu tiên gặp mặt những người con trai và cháu gái của ông.
Ronald Kitchen đã trải qua 21 năm chờ thi hành án tử hình trước khi được miễn tội vào mùa hè năm 2009. Ronald bị kết tội giết hại 2 phụ nữ và 3 trẻ em vào năm 1988. Việc kết án hoàn toàn dựa vào lời khai của bị cáo. Tuy nhiên, phiên tòa phúc thẩm đã phát hiện Ronald bị bức cung bằng những biện pháp như sốc điện, trấn nước. Luật sư biện hộ khẳng định hành vi tàn bạo của cảnh sát bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc. Sau khi được thả tự do, Kitchen lần đầu tiên gặp mặt những người con trai và cháu gái của ông.
Câu chuyện của tử tù Michael Toney là một chuỗi bi kịch. Toney phải ngồi tù chờ thi hành án trong 10 năm, sau khi tòa án năm 1999 phán quyết anh là thủ phạm vụ đánh bom năm 1985 khiến 3 người thiệt mạng và 2 người bị thương tại thành phố Texas. Công ty luật O’Melveny & Myers là nơi đại diện cho Toney để kháng án. Một thời gian sau, người ta phát hiện Văn phòng tư pháp hạt Tarrant đã che giấu 14 thông tin quan trọng về bằng chứng có thể khẳng định sự vô tội của Toney. Do vậy, các công tố viên ở Tarrant đã chuyển bản án lên cơ quan tư pháp bang Texas. Kết quả, án tử hình của Toney được hủy bỏ, anh được phóng thích vào ngày 2/9/2009. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau khi được tuyên trắng án, Toney thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông. Khi đó anh không đeo dây an toàn và qua đời ngay tại hiện trường vào tháng 10/2009.
Câu chuyện của tử tù Michael Toney là một chuỗi bi kịch. Toney phải ngồi tù chờ thi hành án trong 10 năm, sau khi tòa án năm 1999 phán quyết anh là thủ phạm vụ đánh bom năm 1985 khiến 3 người thiệt mạng và 2 người bị thương tại thành phố Texas. Công ty luật O’Melveny & Myers là nơi đại diện cho Toney để kháng án. Một thời gian sau, người ta phát hiện Văn phòng tư pháp hạt Tarrant đã che giấu 14 thông tin quan trọng về bằng chứng có thể khẳng định sự vô tội của Toney. Do vậy, các công tố viên ở Tarrant đã chuyển bản án lên cơ quan tư pháp bang Texas. Kết quả, án tử hình của Toney được hủy bỏ, Toney được phóng thích vào ngày 2/9/2009. Tuy nhiên, chỉ một tháng sau khi được tuyên trắng án, Toney thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông. Khi đó anh không đeo dây an toàn và qua đời ngay tại hiện trường vào tháng 10/2009.
Nathson Fields từng là thành viên băng đảng El Rukn ở Chicago. Ông bị buộc tội giết người năm 1986, hình phạt là tử hình. Fields bị giam trong nhà lao 18 năm để chờ thi hành án. Phiên tòa phúc thẩm năm 2009 đã bác bỏ bản án và tuyên bố Fields vô tội, đồng thời thả tự do cho ông. Đáng chú ý, sau khi Fields ra tù không lâu, cảnh sát mới phát hiện tài liệu quan trọng về trường hợp của ông, lẫn trong một tập hồ sơ về các vụ án cũ từ năm 1944 trở đi, lưu trữ ở tầng hầm một đồn cảnh sát tại South Side. Tháng 5 năm nay, báo Chicago Tribune cho biết một ban hội thẩm tuyên bố nguyên hạ sĩ cảnh sát của Sở cảnh sát Chicago phải chịu trách nhiệm về việc vi phạm quyền lợi của ông Fields khi cố tình che giấu hoặc tạo bằng chứng giả. Luật sư của Fields gợi ý khoản bồi thường 1 triệu USD/năm cho 18 năm ngồi tù oan. Tuy nhiên, tòa án chỉ chấp nhận thành phố sẽ bồi thường cho Fields 80.000 USD, khoản tiền mà theo Fields là đáng thất vọng.
av

Joe D'Ambrosio là tử tù chờ thi hành án tại bang Ohio trong hơn 20 năm. Ông bị bắt vào tháng 9/1988, khi mới 26 tuổi, với cáo buộc giết hại thanh niên Tony Klann. Trong phiên tòa, một đồng phạm là Eddie Espinoza chấp thuận đề nghị của phía công tố để trở thành nhân chứng chống lại D'Ambrosio. Kết quả, các thẩm phán phán quyết D'Ambrosio có tội và tuyên án tử hình. Theo CNN, luật sư Neil Kookoothe đồng ý giúp đỡ D'Ambrosio kháng án. Với kiến thức y khoa, vị luật sư phát hiện một tình tiết quan trọng là vết thương trên cơ thể Klann không hợp lý trong lời khai của Espinoza. Tháng 12/2002, các luật sư của D'Ambrosio phát hiện phía công tố đã ém nhẹm 10 bằng chứng quan trọng có lợi cho bị cáo trong vụ án của D'Ambrosio mà không chia sẻ với các luật sư biện hộ. Thẩm phán liên bang đã hủy bỏ án tử hình của D'Ambrosio vào năm 2010. Năm 2012, Tòa án tối cao Mỹ tuyên bố chính quyền bang phải thả tự do ngay cho bị cáo. Tuy nhiên, ông đã trải qua phần lớn cuộc đời trong nhà giam. D'Ambrosio đang trông đợi phán quyết đòi bồi thường do ngồi tù oan sai. Nếu thắng kiện, ông có thể nhận được 1 triệu USD.

Tử tù Mỹ chờ cái chết trong 22 năm

Lĩnh án tử hình từ năm 1992 vì tội giết người và hiếp dâm, song mãi tới hôm 13/11, một phạm nhân ở Mỹ mới phải đền tội.

Lá thư đẫm nước mắt của con tin người Mỹ sắp bị hành quyết

"Rõ ràng lúc này con đang rất sợ chết nhưng điều khó khăn nhất là không biết nó sẽ đến lúc nào và con tự vấn lòng mình liệu có nên hy vọng hay không", con tin người Mỹ viết.

Minh Anh

Ảnh: Dailymail

Bạn có thể quan tâm