Giữa tháng 12/2022, Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cấm sử dụng TikTok trên thiết bị của chính phủ liên bang. Đến nay, khoảng 20 tiểu bang như Ohio và New Jersey đã áp dụng luật này. Theo Business Insider, một số trường học cũng chặn truy cập ứng dụng bằng mạng Wi-Fi trong trường. Ảnh: Bloomberg. |
Ngày 17/3, New Zealand công bố chặn TikTok trên thiết bị chính phủ. Theo AP, lệnh cấm này chỉ ảnh hướng đến khoảng 500 thiết bị. Dựa trên khuyến cáo của chuyên gia an ninh mạng trong nước, TikTok sẽ bị xóa khỏi điện thoại kết nối với hệ thống mạng của nghị viện New Zealand từ cuối tháng 3. Ảnh: Bloomberg. |
Từ năm 2020, Ấn Độ đã chặn hàng chục ứng dụng do Trung Quốc sở hữu, trong đó có TikTok. Quy định được đưa ra sau khi xung đột giữa 2 bên dẫn đến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trên dãy Himalaya vào tháng 6 cùng năm. Thời điểm đó, Forbes ước tính lệnh cấm có thể khiến TikTok thiệt hại khoảng 6 tỷ USD. Ảnh: Shutterstock. |
Ngày 16/3, giới chức Anh công bố cấm sử dụng TikTok trên thiết bị của chính phủ vì lo ngại rò rỉ dữ liệu. "Hạn chế dùng TikTok trên thiết bị chính phủ là bước đi thận trọng và phù hợp theo khuyến cáo từ các chuyên gia an ninh mạng của chúng tôi", Bộ trưởng Văn phòng Nội các Anh, Oliver Dowden, cho biết. Ảnh: Shutterstock. |
Canada đã gia nhập nhóm quốc gia cấm dùng TikTok trên thiết bị công vào cuối tháng 2, khi chính phủ nước này xác định "mức độ rủi ro không thể chấp nhận với quyền riêng tư và bảo mật" của ứng dụng. Thủ tướng Canada Justin Trudeau (ảnh) chưa thể khẳng định liệu có quy định mới cho ứng dụng trong tương lai hay không. Ảnh: AP. |
Đài Loan đã ra lệnh chặn TikTok trên thiết bị của quan chức vào tháng 12/2022 trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc đại lục. Theo Washington Post, các quan chức Đài Loan đã đặt câu hỏi về khả năng cấm TikTok trên toàn khu vực, khi một số người có thể dùng VPN để cài đặt ứng dụng. Ảnh: EPA. |
Từ cuối tháng 2, Ủy ban châu Âu (EC) đã cấm cài đặt TikTok trên điện thoại của nhân viên. Trả lời Reuters, đại diện TikTok khẳng định không được tham khảo trước về mối lo lắng hoặc chính sách của EC, cho rằng quyết định được đưa ra thiếu quy trình hợp pháp. Một số quốc gia thành viên như Bỉ và Đan Mạch cũng đã chặn cài đặt ứng dụng trên điện thoại chính phủ. Ảnh: AA. |
Một số cơ quan chính phủ tại Australia đã cấm cài đặt TikTok trên thiết bị công, và chưa có lệnh cấm trên quy mô rộng hơn. Các quan chức từ chối chia sẻ lý do đưa ra quy định, đồng thời bỏ ngỏ khả năng áp dụng quy định cho những mạng xã hội khác. TikTok bị chặn trên các điện thoại thuộc Bộ Biến đổi Khí hậu, Năng lượng, Môi trường và Nước, Bộ Nông - Ngư - Lâm nghiệp, Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ Australia. Ảnh: Reuters. |
Tháng 4/2022, Taliban đã ra lệnh cấm ứng dụng TikTok và tựa game PUBG tại Afghanistan để "ngăn chặn giới trẻ đi chệch hướng". Vào tháng 2, trang Wired đưa tin một số nhà sáng tạo nội dung trong nước nhận thấy lượt xem tăng trở lại sau khi người dân dùng VPN là một số công cụ để lách luật. Ảnh: Reuters. |
Indonesia từng cấm TikTok vào tháng 7/2018 do có nội dung khiêu dâm, tuy nhiên đã bãi bỏ sau 6 ngày khi nền tảng đồng ý kiểm duyệt một số nội dung. Pakistan cũng nhiều lần chặn TikTok do chứa nội dung không phù hợp nhưng gỡ bỏ nhanh chóng. Theo Washington Post, một số lệnh cấm chỉ tồn tại trong vài giờ. Ảnh: Shutterstock. |
Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội
Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.