Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Những nhà văn, nhà thơ đi đóng phim

Trong giới văn nghệ có không ít nhà văn, nhà thơ đóng phim và khẳng định được tên tuổi ở môn nghệ thuật thứ bảy

Nha van dong phim anh 1

Câu 1: Được xem là lứa diễn viên điện ảnh đầu tiên của Việt Nam, nhà văn Nguyễn Tuân đóng phim từ khi nào?

  • Năm 1936
  • Năm 1938
  • Năm 1940
  • Năm 1942

Theo cuốn hồi ký Cát bụi chân ai của nhà văn Tô Hoài và một số tư liệu, đầu năm 1938, nhà văn Nguyễn Tuân đã lặn lội sang tận Hương Cảng đóng phim Cánh đồng ma. Tuy nhiên, vai diễn của ông trên màn ảnh chỉ là một cái bóng trắng mờ, khiêng cái cáng cứu thương và kéo dài vỏn vẹn đúng... 3 giây trên màn bạc.

Nha van dong phim anh 2

Câu 2: Trong phim Chị Dậu, nhà văn Nguyễn Tuân đóng vai nào?

  • Lý Cựu
  • Nghị Quế
  • Quan huyện
  • Chánh Tổng

Chị Dậu là bộ phim được đạo diễn Phạm Văn Khoa chuyển thể từ tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Để tưởng nhớ nhà văn, tác giả Vang bóng một thời đã góp mặt trong phim với vai Chánh Tổng. Vai diễn khiến ông rất hài lòng.

Nha van dong phim anh 3

Câu 3: Cùng tham gia đóng phim chị Dậu với Nguyễn Tuân, nhà văn Kim Lân đóng vai nào?

  • Lý Cựu
  • Cai Lệ
  • Cụ “Cố”
  • Quan Cụ

Sau Nguyễn Tuân, Kim Lân (1920 - 2007) là nhà văn Việt Nam nhiều cơ duyên với điện ảnh. Ông có nhiều vai diễn để đời như: Pụ Pạng trong phim Vợ chồng A Phủ, Lão Hạc trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy, Lão Pẩu trong phim Con Vá, cụ lang Tâm trong phim Hà Nội 12 ngày đêm... Trong phim Chị Dậu, tác giả Vợ nhặt vào vai Lý Cựu - người tính toán sổ sách trong làng. Khác hẳn với vẻ khắc khổ, đáng thương trong phim Lão Hạc, tạo hình của nhà văn ở trong phim toát lên vẻ hài hước.

Nha van dong phim anh 4

Câu 4: Nhà viết kịch Lộng Chương đóng vai nào trong phim Số đỏ?

  • Cụ Cố Tổ
  • Cụ Cố Hồng
  • Victor Ban
  • Sư Tăng Phú

Không chỉ tham gia với vai trò là đồng đạo diễn (cùng Hà Văn Trọng), trong phim Số đỏ (năm 1990) nhà viết kịch Lộng Chương (1918 - 2003) còn đóng vai Cụ Cố Tổ. Lộng Chương tên thật là Phạm Văn Hiền, quê gốc ở Hải Dương. Ông được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật năm 2002. Trong sự nghiệp của mình, ông đã sáng tác hàng trăm vở kịch, chèo, múa rối…

Nha van dong phim anh 5

Câu 5: Cùng tham gia phim Số đỏ, nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm đóng vai nào?

  • Nhà thơ vườn
  • Lang Phế
  • Lang Tỳ
  • Thầy số

Hoàng Nhuận Cầm (1952 - 2021) là nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Những bài thơ tình của ông được các bạn đọc trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, yêu mến. Ngoài thơ, tác giả của Chiếc lá buổi đầu tiên còn viết kịch bản phim và tham gia đóng phim. Ông có nhiều vai diễn để lại ấn tượng mạnh như: Vai Thầy Kèn trong phim Dịch Cười, ông vua bị bệnh chán ăn trong phim Thằng Cuội, Phu đào huyệt trong Chiếc bình tiền kiếp… Trong phim Số Đỏ, Hoàng Nhuận Cầm đóng vai Nhà thơ vườn. Vai diễn này của ông xuất hiện trong chốc lát, nhưng để lại dấu ấn khó phai.

Nha van dong phim anh 6

Câu 6: Nhà văn nào đóng vai nhà sử học Trần Văn Giàu trong phim Những nẻo đường phù sa?

  • Bùi Chí Vinh
  • Huỳnh Thạch Thảo
  • Đỗ Trung Quân
  • Tạ Nghi Lễ

Tạ Nghi Lễ (1951 - 2008) là nhà văn, nhà thơ với bút danh: Tạ Tấn, Hoàng Nguyên, Mai Tấn, Ái Nghi. Ngoài viết văn, làm thơ Phạm Nghi Lễ còn tham đóng phim và có khoảng khoảng 20 vai diễn. Trong phim Những nẻo đường phù sa (dựa trên tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Khắc Phục, Châu Huế và Trần Ngọc Phong làm đạo diễn) ông vào vai giáo sư Trần Văn Giàu.

Nha van dong phim anh 7

Câu 7: Những nhà văn, nhà thơ nào tham gia đóng phim Đêm hội làng năm ấy.

  • Phạm Xuân Nguyên
  • Trung Trung Đỉnh
  • Phạm Ngọc Tiến
  • Cả 3 đáp án trên

Trong phim Đêm hội làng năm ấy năm 1998 (dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Khắc Cung, đạo diễn Trần Quốc Trọng), các nhà văn gồm: Phạm Ngọc Tiến, Trung Trung Đỉnh, Phạm Xuân Nguyên… đã vào vai các lý dịch tụ họp ở đình làng phân xử một vụ trai gái yêu nhau bị khép tội ngoại tình.

Nha van dong phim anh 8

Câu 8. Nhà văn Mạc Can đóng vai nào trong phim Đất phương Nam?

  • Bác Ba phi
  • Ông Tám Luông
  • Bác Ba bắt rắn
  • Ông Ba Ngù

Mạc Can tên thật là Lê Trung Can, sinh năm 1945. Ông là diễn viên sân khấu, điện ảnh, ảo thuật gia và nhà văn. Mạc Can đóng nhiều phim với vài chục vai diễn. Trong phim Đất phương Nam (chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, đạo diễn Nguyễn Vĩnh Sơn) tác giả tiểu thuyết Tấm ván phóng dao đóng vai bác Ba Phi, một nhân vật phụ trong phim.

'Thế Lữ là kịch sĩ bẩm sinh'

Theo tác giả Phạm Thảo Nguyên, Thế Lữ là kịch sĩ bẩm sinh, tự học và có thừa đam mê. Sinh thời, ông muốn xây dựng một nền kịch nói riêng cho nước nhà.

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm