Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Shipper vất vả nhất Trung Quốc' làm việc 17 giờ, giao 65 đơn/ngày

Shipper ở Trung Quốc phải làm việc từ 6-23h, giao tới 60-70 đơn/ngày. Thời gian ăn uống, nghỉ ngơi trở thành một điều xa xỉ với họ.

Những trường hợp shipper bị sỉ nhục, bạo hành cũng thường xuyên xảy ra do các app giao hàng chưa có chế tài bảo vệ. Ảnh: Getty.

Ở Trung Quốc, giao đồ ăn được xem là nghề khổ cực nhất. Mới đây, một shipper công nghệ có tên là Zhang đã tiết lộ anh phải làm việc 17 giờ/ngày, hoàn thành 4 đơn mỗi giờ. Anh còn chẳng được nghỉ ngơi bao nhiêu và chỉ kịp ăn một bữa/ngày.

Lịch trình làm việc không tưởng

Theo SCMP, lịch trình làm việc dày đặc này được trích từ báo cáo điều tra dịch tễ học của huyện Định Tương, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Zhang đã tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc Covid-19 nên phải báo cáo mọi hoạt động và di chuyển của mình mỗi ngày.

Nghe kho nhat Trung Quoc anh 1

Zhang nói rằng đây chỉ là một ngày làm việc bình thường của giới shipper Trung Quốc. Ảnh: Soho.

Tuy nhiên, lịch trình làm việc không tưởng này đã khiến Zhang trở thành một chủ đề được bàn tán trên mạng xã hội và nhận được cảm thông từ người dùng Internet. Nhiều người còn gọi anh là "shipper vất vả nhất Trung Quốc".

Đồng thời, những người tiếp xúc với anh cũng phải thông báo với cơ quan có chức năng, thẩm quyền. Mới đây, chính quyền địa phương đã quyết định công khai lịch trình của Zhang để truy vết những người đã từng gặp anh và chuẩn bị các biện pháp phòng dịch thích hợp.

Trong bảng lịch trình, Zhang viết rằng hôm 2/11 anh phải bắt đầu làm việc từ 6h20 và kết thúc vào lúc 22h53. Anh đã giao tổng cộng 65 đơn hàng chỉ trong một ngày nhưng chỉ có 10 phút để ăn và vài phút để test Covid-19, theo Red Star News.

Zhang nói rằng đây chỉ là một ngày làm việc bình thường của anh và anh đã làm trong ngành giao đồ ăn này suốt 3 năm ròng. “Tôi còn không có thời gian ăn cơm vì muốn giao càng nhiều đơn càng tốt để kiếm thêm tiền”, anh kể lại.

Anh thường mất một giờ để ăn trưa. Vì vậy, anh không muốn trong lúc đang ăn lại nhận được đơn hàng mới từ khách hàng vì anh sẽ không thể giao đồ ăn nhanh như họ mong muốn.

"Không có thời gian ăn là chuyện bình thường"

Thông thường, Zhang sẽ được trả trung bình 0,48 USD cho mỗi đơn hàng và mỗi tháng sẽ hoàn thành hơn 1.500 đơn. Chia sẻ với Red Star News, nhân viên giao hàng cho biết anh vừa mới cưới vợ và sắp lên chức bố. “Tôi mong mình có thể kiếm thêm nhiều tiền để mua sữa cho con. Tôi cũng muốn bố mẹ mình không cần phải làm việc vất vả nữa”, anh nói.

Người quản lý họ Yang còn cho biết Zhang nằm trong top 4 shipper có năng suất làm việc tốt nhất trong số 40 nhân viên làm việc dưới quyền ông. “Thông thường, mỗi nhân viên giao hàng sẽ hoàn thành khoảng 60-70 đơn/ngày nên bận đến mức không có thời gian ăn là chuyện bình thường”, Yang nói.

Nghe kho nhat Trung Quoc anh 2

Quản lý Zhang cho rằng đây chỉ là một ngày làm việc bình thường của anh, nhưng người dùng tại Trung Quốc vẫn thấy ngạc nhiên với cường độ này. Ảnh: AFP.

Dù vậy, lịch trình của Zhang vẫn khiến nhiều người ngạc nhiên.

“Xem báo cáo mà nước mắt tôi cứ chực rơi. Đây là cuộc sống thật sự của những người nằm dưới đáy xã hội”, một người dùng bình luận trên Weibo. Người này cũng khuyên Zhang nên ăn uống đúng bữa, nếu không sẽ dễ bị đau dạ dày. Anh nên chăm sóc sức khỏe của mình vì vẫn còn vợ con phải chăm sóc.

“Thật khâm phục người shipper giao đồ ăn chăm chỉ này. Anh sẽ làm được thôi anh bạn trẻ”, một người dùng khác khích lệ.

Nghe kho nhat Trung Quoc anh 3

Mỗi ngày, giới shipper giao đồ ăn Trung Quốc phải đối diện với rất nhiều áp lực và không có thời gian nghỉ ngơi. Ảnh: Barron.

Theo SCMP, ở Trung Quốc, áp lực mà đội ngũ shipper công nghệ phải đối mặt hàng ngày được xem là một điều bình thường. Họ hoàn toàn có thể bị sa thải nếu không giao đúng hẹn hay bị người dùng phản ánh tiêu cực. Thậm chí, có những nhân viên còn bị khách hàng lăng mạ, sỉ nhục.

Trước đó, hồi tháng 7, một video đã quay lại cảnh shipper ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc bị khách hàng ném cả tô mì còn nóng vào người chỉ vì dùng thang máy cư dân của khu chung cư họ ở.

"Cô không xứng đáng đi thang máy, leo thang bộ đi", thực khách nói. Đoạn video này sau đó đã được lan truyền rộng rãi và khiến cư dân mạng Trung Quốc tỏ ra bức xúc, bất bình trước thái độ coi thường của nữ khách hàng. Họ tìm kiếm người này trên Internet và không ngớt lời chỉ trích.

"Một số khách hàng rất xấu tính. Họ xúc phạm, thậm chí cản trở công việc của những tài xế giao hàng", một người bình luận. Một người khác cho rằng: "Người phụ nữ cư xử mà không có chút tôn trọng nào. Chắc chị ta nghĩ mình có quyền xúc phạm người khác".

Những câu chuyện ít được biết về tỷ phú công nghệ

Tủ sách Công nghệ đem đến cho độc giả những cuốn sách hay nhất, đúc kết hàng trăm giờ chia sẻ của Steve Jobs, Elon Musk và những người liên quan. Chúng chứa đựng những câu chuyện công nghệ thú vị, ít khi được bật mí.

Bên trong cơ sở điều trị chứng nghiện Internet ở Trung Quốc

Một bộ phim tài liệu mới tiết lộ những hình thức khắc nghiệt ở các trung tâm "cai nghiện Internet" tại Trung Quốc.

Doanh nghiệp Trung Quốc livestream để tìm người làm

Những công nhân thất nghiệp ở Trung Quốc bất ngờ tìm được việc làm, có thu nhập ổn định từ các ứng dụng livestream.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm