Tác phẩm Microserfs của Douglas Coupland được lấy bối cảnh trong khuôn viên một công ty ở bang Washington. Với Microserfs, độc giả sẽ được khám phá văn hóa làm việc theo một cách rất khác. Tác giả mô tả những nhân viên trong cuốn tiểu thuyết hướng tới là những nông nô do giới thượng tầng chủ trì. Đây là một trong những cuốn tiểu thuyết đầu tiên mang tính dự đoán về nền văn hóa công nghệ. Những áp lực nghiệt ngã đến vô tình từ chính doanh số, KPI hay cấp trên sẽ là nỗi ám ảnh đáng sợ. Nguồn: Grantland. |
The Blindfold được viết bởi Siri Hustvedt. Iris Vegan là một sinh viên mới tốt nghiệp và cô làm trợ lý nghiên cứu cho một người đàn ông lớn tuổi sống ẩn dật có tên Morning. Iris được giao nhiệm vụ lập danh mục một loạt đồ vật “thuộc về một cô gái đã chết ba năm trước”. Cụ thể, Iris phải mở từng hộp đồ, nghiên cứu mọi thứ trong đó một cách chi tiết rồi ghi lại cảm nhận. Công việc kỳ lạ này lặp đi lặp lại đến mức ngột ngạt và đầy khó hiểu. Nguồn: Amazon. |
Trong tác phẩm Miss Lonelyhearts của Nathanael West, tại thành phố New York vào thời kỳ Đại suy thoái, một nhân vật kể chuyện giấu tên thường trả lời thư cho chuyên mục tư vấn của anh ta dưới bút danh “Miss Lonelyhearts”. Công việc này không phức tạp cũng không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, bản thân nó lại ngày một tồi tệ hơn bởi sự nhàm chán và gánh nặng từ chính việc phải đưa ra một câu trả lời thích hợp. Nguồn: Medium. |
Something Happened (Joseph Heller) là tác phẩm thú vị có nội dung xoay quanh một nhân vật có tính tình bất thường tên là Bob Slocum. Anh chuẩn bị được thăng chức; hiện khao khát ly hôn, đang tận hưởng thời gian bên nhân tình nhưng vẫn cảm thấy không hạnh phúc và phải cố gắng kiểm soát những nỗi sợ của bản thân. Trong tác phẩm này, Bob Slocum đơn giản làm công việc kinh doanh nhưng chính “giấc mơ Mỹ” lại là điều khiến anh ta dần trở nên điên loạn, mất kiểm soát từ đời sống thực tại cho tới tâm hồn. Nguồn: Curtis Brown. |
Pastoralia (tác giả George Saunders) là câu chuyện xoay quanh các nhân viên của một công viên giải trí ngoài trời. Họ phải đóng vai những người thượng cổ trong một câu chuyện có nội dung kỳ quặc. Tuy nhiên, màn trình diễn đó vẫn nhận lại được nhiều lời khen khi họ thực sự đã ăn thịt sống, bắt bọ cho nhau hay vô vàn những hành vi phi lý khác… Có vẻ đây không phải là một công việc thực sự hấp dẫn. Bạn chắc chắn sẽ muốn bước ra ngoài để hít thở không khí trong lành sau khi đọc nó. Nguồn: Biblio. |
Diary of a Nobody là sự kết hợp của anh em tác giả George và Weedon Grossmith. Đây là tác phẩm tiểu thuyết truyện tranh châm biếm giai cấp được sáng tác vào thế kỷ 19. Nhân vật chính là George Pooter, một nhân viên vụng về và thường dễ hài lòng với công việc ngân hàng hay kiểm toán. Dễ chấp nhận là tính cách của anh ta nhưng không có nghĩa George thích thú hay thoải mái với những gì mình đang làm. Tất nhiên, áp lực kinh khủng của công việc đến từ chính điều đó. Nguồn: Culture Club/Getty Images. |
Work Won’t Love You Back by Sarah Jaffe và Lost in Work của Amelia Horgan cho ta hình dung được tính chất công việc ngay từ chính tên gọi của tác phẩm. Hai cuốn sách phi hư cấu đã đặt ra những vấn đề thiết thực xoay quanh các công việc hiện tại. Với một loạt nghiên cứu điển hình từ mọi tầng lớp xã hội, Work Won’t Love You Back và Lost in Work đã đặt ra các vấn đề về sự đam mê, giá trị kinh tế, nhịp độ công việc, sự đánh đổi về thời gian cũng như các mối quan hệ xã hội. Nguồn: Lighthouse Bookshop. |
There’s No Such Thing As an Easy Job là tác phẩm của Kikuko Tsumura. Trong sách, nhân vật chính lựa chọn bước vào một công ty tuyển dụng với mục đích tìm kiếm công việc không cần đọc, viết hay suy nghĩ quá nhiều. Những gì cô ấy tìm thấy là một loạt công việc kỳ cục: viết sách self-help cho… gói bánh gạo; thực hiện khảo sát với một tiểu thuyết gia bị nghi ngờ sở hữu "hàng lậu" hay vô vàn công việc kỳ lạ khác. Không khó để nhận ra sự kinh khủng của các công việc này đều toát ra từ sự vô nghĩa, thiếu mục đích của chúng. Nguồn: Tokyo Weekender. |