Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Những ngân hàng tư nhân tiệm cận nhóm quốc doanh

Nhiều ngân hàng tư nhân ghi nhận tốc độ tăng trưởng tài sản ấn tượng năm qua và tiến gần mốc triệu tỷ đồng như các nhà băng quốc doanh. Tuy nhiên, lợi nhuận nhóm này vẫn kém xa.

Mùa báo cáo tài chính 2023 đã hé lộ quy mô tài sản nhóm ngân hàng tư nhân lớn, tại đó, nhiều ngân hàng như MB, Techcombank, VPBank, ACB, Sacombank hay HDBank đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, tiền gửi và cho vay khách hàng ấn tượng.

Với tốc độ tăng trưởng này, trong năm 2024, hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể ghi nhận ngân hàng tư nhân đầu tiên chạm mốc triệu tỷ đồng tổng tài sản.

Ngân hàng tư tiệm cận nhóm quốc doanh

Trong năm 2023, MB là nhà băng có tổng tài sản đứng đầu nhóm ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân khi gần chạm ngưỡng 1 triệu tỷ đồng (cụ thể là gần 945.000 tỷ đồng), tăng tới 30% so với năm liền trước.

Mức tăng trưởng kể trên cũng giúp MB trở thành một trong những nhà băng có tốc độ gia tăng tài sản cao nhất năm vừa qua. Trong năm 2022 liền trước, chỉ tiêu tài chính này của ngân hàng cũng đã tăng gần 20%. Tính trong một thập niên gần nhất, tổng tài sản Ngân hàng Quân đội đã tăng gấp gần 5 lần, từ mức 200.000 tỷ đồng năm 2014 lên gần 1 triệu tỷ đồng năm ngoái.

Với tốc độ tăng trưởng này, kết thúc quý I năm nay, MB có thể là ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đầu tiên chạm mốc tài sản triệu tỷ đồng như nhóm nhà băng quốc doanh.

Cũng trong năm ngoái, Techcombank ghi nhận tốc độ tăng trưởng tài sản đạt 22%, là ngân hàng có quy mô tổng tài sản cao thứ 2 nhóm ngân hàng tư nhân với giá trị gần 849.500 tỷ đồng. Tương tự MB, Techcombank cũng đã duy trì tốc độ tăng trưởng tổng tài sản 2 chữ số nhiều năm gần đây. Nếu so với năm 2014, chỉ tiêu tài chính này tại ngân hàng đã tăng gần 5 lần.

Theo sau 2 nhà băng kể trên về quy mô tài sản lần lượt là VPBank với 817.000 tỷ đồng (+30%); ACB với 718.800 tỷ đồng (+18%); Sacombank với 674.400 tỷ đồng (+14%); SHB với 630.400 tỷ đồng (+14%); HDBank với 602.300 tỷ đồng (+45%).

QUY MÔ TÀI SẢN CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG TƯ NHÂN LỚN
Nguồn: BCTC NH, Tổng hợp.
NhãnMBTechcombankVPBankACB Sacombank HDBank
Tổng tài sản tỷ đồng 944954849482817699718794674389602314
Cho vay khách hàng
599579512513551622482234475169339349
Tiền gửi khách hàng
567532454660442368482702510744370777

Về số dư tiền gửi khách hàng, theo báo cáo tài chính năm 2023, MB ghi nhận chỉ số này đạt gần 570.000 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm. Mức tăng trưởng này cũng giúp MB tiếp tục dẫn đầu nhóm ngân hàng tư nhân về chỉ số tiền gửi của khách hàng.

Sacombank là nhà băng xếp thứ 2 sau MB về số dư tiền gửi khách hàng. Tính tới cuối năm 2023, nhà băng này huy động được hơn 510.000 tỷ đồng từ các khách hàng, tăng gần 13% so với năm liền trước.

Tương tự chỉ tiêu tổng tài sản, mức tăng trưởng số dư tiền gửi khách hàng tốt nhất năm vừa qua thuộc về HDBank với mức tăng lên tới 72%, đạt hơn 370.000 tỷ đồng vào cuối năm 2023.

Thực tế, trong nửa cuối năm ngoái, HDBank là một trong những nhà băng chịu chi trả mức lãi suất huy động tốt nhất thị trường. Xu hướng này hiện vẫn đang được HDBank duy trì trong những tháng đầu năm nay.

Cũng trong năm ngoái, số dư tiền gửi khách hàng tại VPBank đã tăng 44%, lên 442.000 tỷ đồng; ACB ghi nhận mức tăng 16%, đạt 482.000 tỷ đồng.

Ở chỉ tiêu cho vay khách hàng, thứ tự các ngân hàng tư nhân không thay đổi so với chỉ tiêu tổng tài sản. Trong đó, năm 2023, MB đã thực hiện giảm lãi suất vay tới 7 lần, với mức giảm 2-4%. Nhờ vậy là số dư cho vay khách hàng của nhà băng đã đạt gần 600.000 tỷ đồng vào cuối năm ngoái, tương ứng mức tăng 34% so với năm 2022.

VPBank cũng là nhà băng ghi nhận tăng trưởng số dư cho vay khách hàng cao trong năm vừa qua với tỷ lệ 30%, đạt gần 552.000 tỷ đồng vào cuối năm.

Các ngân hàng tư nhân có mức tăng trưởng cho vay khách hàng cao trong năm vừa qua lần lượt là HDBank với 339.000 tỷ đồng (+30%); Techcombank với 513.000 tỷ đồng (+23%); ACB với 482.000 tỷ đồng (+18%); Sacombank đạt 475.000 tỷ đồng (+10%)...

Lợi nhuận còn kém xa nhóm quốc doanh

Dù ghi nhận tốc độ tăng trưởng tài sản nhanh hơn, tuy nhiên, xét ở chỉ tiêu lợi nhuận, các ngân hàng tư nhân vẫn cách khá xa nhóm nhà băng quốc doanh.

Trong năm ngoái, ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân có lợi nhuận cao nhất nhóm là MB với khoản lãi trước thuế 26.200 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận này giúp MB vượt qua VietinBank và Agribank, xếp thứ 3 trong toàn hệ thống ngân hàng.

LỢI NHUẬN MỘT SỐ NGÂN HÀNG TƯ NHÂN LỚN
Kết quả lợi nhuận trước thuế các ngân hàng tư nhân lớn những năm qua. Nguồn: BCTC NH.
Nhãn20162017201820192020202120222023
MB tỷ đồng 3651461677671003610688165272272926306
Techcombank
39978036106611283815800232382556822888
VPBank
4929813091991032413019143642122010987
ACB
16672656638975169596119981711420068

Tuy vậy, mức lãi MB ghi nhận được vẫn cách rất xa so với ngân hàng quốc doanh Vietcombank với khoản lãi trên 41.200 tỷ đồng năm ngoái.

Ngoài ra, MB cũng là đại diện duy nhất của nhóm ngân hàng tư nhân báo lãi tỷ USD năm vừa qua, trong khi các ngân hàng như Techcombank, VPBank đều tăng trưởng âm.

Techcombank năm 2022 là ngân hàng tư nhân duy nhất báo lãi trước thuế trên 1 tỷ USD nhưng năm 2023 đã ghi nhận mức suy giảm hơn 10% ở chỉ tiêu này. Trong khi VPBank ghi nhận lợi nhuận giảm tới 48% năm ngoái.

Bên cạnh đó, chỉ số ROAA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) đo lường hiệu quả khai thác tài sản của nhóm ngân hàng tư nhân năm vừa qua cũng không mấy khả quan.

Theo đó, VPBank là ngân hàng khai thác hiệu quả tài sản kém nhất năm ngoái trong nhóm này với ROAA chỉ đạt 1,39%, thấp hơn nhiều mức 3,08% đạt được trong năm 2022. Chỉ số này ở MB năm vừa qua là 2,47%, cũng giảm 0,15% so với năm liền trước; trong khi Techcombank giảm 0,85%, còn 2,33%.

Trong khi đó, 3 ngân hàng Sacombank, HDBank và ACB là có chỉ số ROAA tăng trong năm ngoái nhưng mức tăng cũng không cao, lần lượt đạt 1,22% (+0,31%); 1,98% (+0,02%) và 2,42% (+0,01%).

Tri thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Vợ chồng tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm gần 5.300 tỷ đồng sau Tết

Nhờ sự khởi sắc của cổ phiếu VIC trên sàn chứng khoán, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và bà Phạm Thu Hương đã tăng 5.270 tỷ đồng lên khoảng 41.800 tỷ đồng.

FLC muốn thu hơn 2.400 tỷ từ bất động sản và nghỉ dưỡng trong năm nay

Cổ đông FLC hôm 20/2 đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2024 với mục tiêu thu về 2.400 tỷ đồng từ mảng bất động sản và du lịch nghỉ dưỡng.

Tín dụng Vietcombank, Agribank, BIDV, MB tăng trưởng âm trong tháng 1

Theo NHNN, việc tín dụng "đi lùi" trong tháng đầu năm 2024, chủ yếu do yếu tố mùa vụ và sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn yếu.

Hồng Nhung

Bạn có thể quan tâm