Gần 1 triệu đồng một nồi rươi khoRươi trước kia là món ăn phổ biến của người dân làng quê, giá rất rẻ. Tuy nhiên, với hàm lượng dinh dưỡng cao cũng như đặc tính chỉ có theo mùa nên dần trở thành đặc sản quý, được nhiều người ưa chuộng vào dịp Tết. Chị Nhâm (Ngô Quyền, TP. Hải Phòng), chuyên bán rươi tại chợ Lương Văn Can cho biết, do số lương rươi có hạn nên ngày thường, chị chỉ bán theo hạn mức nhất định, còn lại để dự trữ bán Tết. Ảnh: NVCC. |
Vào mùa rươi, nhiều người không tiếc tiền chi hàng triệu để mua rươi về dự trữ để chế biến món ăn dịp Tết. Chị Yến (Cầu Giấy, Hà Nội), một chủ hàng bán rươi cho biết, nếu rươi đúng mùa giá 200.000-300.000 đồng, loại cao cấp (đã làm sạch, chọn lọc) có thể lên 400.000-500.000 đồng/kg. Tuy nhiên, vào dịp cận Tết, số lượng rươi có hạn nên giá cao hơn là 600.000 đồng/kg. Hiện tại nhà chị còn phục vụ thêm món rươi kho nồi đất, giá hơn 1 triệu đồng/ nồi”. Ảnh: NVCC. Xem thêm: Rươi kho nồi đất gần 1 triệu đồng hút khách Hà Nội |
Nồi cá kho tiền triệuCũng như rươi, trước kia cá kho chỉ là món ăn bình dị, dân dã ở các gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, cá kho ngày càng được nhiều người ưa chuộng và giá đắt đỏ, đặc biệt cá trắm được kho ở làng Nhân Hậu, Hà Nam - mảnh đất được cho là nguyên mẫu của làng Vũ Đại trong truyện ngắn Chí Phèo. Ảnh: Ngọc Lan. |
Hiện tại, một nồi cá tươi 2 kg nguyên liệu có giá đến 600.000 đồng, nồi cá to 4,5 kg giá lên tới 1,1 triệu đồng. Theo một cơ sở bán cá kho, chỉ trong 2 tuần Tết, cơ sở này cung cấp ra thị trường khoảng 250-300 nồi cá kho/ngày. Ảnh: Đời sống và Pháp Luật. |
Thịt gác bếp cháy hàng mỗi dịp TếtThịt trâu sấy là món ăn đặc trưng của người vùng cao Tây Bắc. Vào những dịp lễ, Tết người dân thường mổ trâu và dành ra một lượng thịt trâu bắp thật tươi, ướp gia vị để treo trên gác bếp, hun khói để ăn dần. Ảnh: Phạm Hưởng. |
Do món ăn ngọn, có vị thơm, ngọt nên được rất nhiều khách du lịch thích thú. Sau dần dần chúng trở thành đặc sản ở nơi đây. Hiện nay, những loại thịt “gác bếp” này có giá không rẻ, dao động từ 900.000 đến 1,3 triệu/kg. Vào những ngày Tết, nhiều gia đình sẵn sàng chi tiền triệu mua về để làm đồ nhắm uống bia, rượu. Ảnh: Ngọc Lan. |
Cầu gai thành đặc sản Phú QuốcCó hình thù kỳ dị, gai nhọn đâm vào rất đau, cầu gai (hay thường gọi là nhum biển) đã từng khiến người dân ở Phú Quốc sợ hãi, không dám ăn. Năm 2000, một người dân thấy đôi khỉ nuôi dùng đá đập vỏ để ăn phần ruột cầu gai, rồi có khách Nhật Bản, Pháp ngỏ ý muốn ăn cầu gai, anh mới học làm món cầu gai ăn sống chấm chanh ớt, mù tạt. Ảnh: Gia đình và Xã hội. |
Sau dần, nó dần trở nên phổ biến và trở thành đặc sản của Phú Quốc. Giá một con cầu gai đã chế biến lên đến 40.000 đồng. Hiện cầu gai không những có thể ăn được mà còn trở thành đặc sản và vẫn được bán với giá đắt ở thị trường nước ngoài. Ảnh: Gia đình và Xã hội. |