Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những mối nguy từ vệ tinh nhân tạo hết 'đát'

Trong ngày hôm nay 23/9, một vệ tinh nhân tạo hết hạn sử dụng của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ lao xuống trái đất sớm hơn một ngày so với dự kiến.

Những mối nguy từ vệ tinh nhân tạo hết 'đát'

Trong ngày hôm nay 23/9, một vệ tinh nhân tạo hết hạn sử dụng của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ lao xuống trái đất sớm hơn một ngày so với dự kiến.

>>NASA 'bỏ bom' mặt trăng

Vụ việc đã thực sự khiến người dân ở nhiều quốc gia lo ngại mảnh vỡ từ thiết bị nhân tạo trên sẽ rơi trúng vào người, bất chấp tính toán của NASA cho thấy khả năng một người bị thiên thạch rơi trúng chỉ là 1/3.200. Nói theo toán học, điều đó có nghĩa là khả năng bạn bị các mảnh vỡ rơi trúng vào người chỉ có 1/21 nghìn tỉ, trong khi khả năng bạn bị sét đánh là 1/60.000.

Những mối nguy từ vệ tinh nhân tạo hết 'đát'

Vệ tinh UARS của NASA lao vào trái đất.

Tuy nhiên, không phải thế giới chưa bao giờ ghi nhận việc một ai đó bị mảnh vỡ của vệ tinh nhân tạo rơi trúng người. Năm 1997, cô Lottie William đã bị một mảnh của tên lửa Delta II có kích thước bằng một lon nước ngọt rơi trúng vào vai ở Oklahoma, Mỹ. May mắn thay cô đã không hề hấn gì sau vụ tai nạn hi hữu đó.

Vệ tinh UARS là thiết bị nhân tạo lớn nhất của NASA rơi tự do vào trái đất trong 32 năm qua. Năm 1979, vệ tinh Skylad bị lệch khỏi quỹ đạo và lao vào trái đất. Các chuyên gia dự đoán nó sẽ rơi xuống Nam Phi nhưng trên thực tế, nó lao thẳng xuống Ấn Độ Dương và phía Tây Australia. Tuy nhiên không có bất cứ báo cáo nào về thương vong.

Đón tiếp UARS trở về lần này có thể coi là một lần diễn tập, bởi theo dự đoán, kính thiên văn Rosat của Đức có kích thước và trọng lượng lớn hơn nhiều sẽ rơi xuống trái đất vào tháng 11 tới. Ống kính khổng lồ của Rosat sẽ thực sự là một mối đe dọa đối với người dân nơi nó rơi vào.

UARS được tàu con thoi Discovery đưa lên quỹ đạo năm 1991, với nhiệm vụ đo thông số và nghiên cứu tầng khí quyển. Năm 2005, UARS đã chính thức hết hạn sử dụng và bị NASA bỏ rơi sau 15 năm kể từ khi được phóng. Với trọng lượng hơn 5 tấn, UARS không thể cháy hết khi ma sát với bầu khí quyển trong quá trình trở về. Vì vậy, việc dự đoán nơi những mảnh vỡ của UARS rơi xuống đã trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với các nhà khoa học nhằm hạn chế tối đa khả năng gây thiệt hại cho con người.

Video mô phỏng vệ tinh UARS lao vào trái đất.

Hồng Duy

Theo Bưu điện Việt Nam

Theo Bưu điện Việt Nam

Bạn có thể quan tâm