Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những mẫu phi cơ kỳ dị nhất hành tinh (phần 2)

Do những mẫu phi cơ được ra đời thiết kế đều mang tính bảo mật rất cao về kiểu dáng và công nghệ nên tuy cùng mục đích sử dụng nhưng mỗi chiếc máy bay đều mang những đặc điểm riêng biệt không thể nhầm lẫm.

Những mẫu phi cơ kỳ dị nhất hành tinh (phần 2)

Do những mẫu phi cơ được ra đời thiết kế đều mang tính bảo mật rất cao về kiểu dáng và công nghệ nên tuy cùng mục đích sử dụng nhưng mỗi chiếc máy bay đều mang những đặc điểm riêng biệt không thể nhầm lẫm.

Máy bay siêu tải Myasishchev VM-T Atlant

Myasishchev VM-T Atlant là phiên bản cải tiến của máy bay ném bom Myasishchev's M-4 Molot, do Liên Xô cũ nghiên cứu chế tạo. Những chiếc VM-T Atlant được ra đời nhằm mục đích vận tải chiến lược, với khả năng mang lượng hàng hóa với trọng tải cực lớn cùng kích thước khổng lồ. Tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân là một trong những “hành khách” chủ chốt của VM-T Atlant.

Nhằm hạn chế tối đa những yếu điểm về diện tích khoang chứa, những chiếc VM-T Atlant vận chuyển hàng hóa theo cách cõng chúng trên lưng. Chính vì lẽ đó, kích thước hàng hóa có thể to ngang bằng, thậm chí là lớn gấp đôi đường kính thân máy bay nhưng việc chuyên chở vẫn được thực hiện mà không gặp phải những trở ngại cố hữu về kích thước.

Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa quá khổ như trên, phần thân chiếc phi cơ được gia cố lại để chịu lực tốt hơn. Phần đuôi cũng được cải tiến để giữ tăng bằng cho chiếc VM-T Atlant. Hệ thống động cơ cũng được nâng cấp trong khi hệ thống điều khiển được thay mới hoàn toàn nhằm giúp những chiếc VM-T Atlant hoạt động tốt nhất có thể.

Ngoài việc chuyên chở tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa đẩy tàu vũ trụ…, VM-T Atlant còn được lên kế hoạch cõng tàu con thoi mang thương hiệu Liên Xô trong những chuyến thử nghiệm. Tuy hoàn thành khá tốt các nhiệm vụ so với thiết kế ban đầu nhưng chỉ 2 chiếc VM-T Atlant được sản xuất và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, toàn bộ dự án này được thay thế vào năm 1989, 9 năm sau khi chiếc VM-T Atlant đầu tiên cất cánh bởi phi cơ siêu tải cõng tàu con thoi Antonov's An-225 Mriya.

Những chiếc VM-T Atlant có có chiều dài 51,2m, sải cánh 53,6m trong khi chiều cao đạt 10,6m. Những chiếc VM-T Atlant có trọng lượng cất cánh rỗng đạt 75.740kg, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 192.000kg. Sở hữu 4 động cơ phản lực khiến những chiêc VM-T Atlant có thể bay với vận tốc 500km/h, trần bay 9.000m. Phạm vi hoạt động của VM-T Atlant đạt 1.500km.

Máy bay đa nhiệm Sukhoi T-4

Sukhoi T-4 là máy bay ném bom chiến lược, trinh sát và đánh chặn tốc độ cao do Liên Xô nghiên cứu chế tạo. Thiết kế của Sukhoi T-4 khá giống với máy bay ném bom chiến lược siêu âm hạt nhân Aviation XB-70 Valkyrie của Mỹ nhưng nó đa nhiệm hơn đối thủ nhờ khả năng trinh sát và đánh chặn khi hoạt động ở tốc độ Mach 3.

Được thiết kế hoàn toàn băng titanium và thép không gỉ, Sukhoi T-4 nhẹ hơn so với những loại máy bay hiện thời. Ngoài ra, nó được trang bị hệ thống kiểm soát bay điện tử song song với hệ thống lái cơ khí để hoạt động trong mọi điều kiện. Phần mũi máy bay chúc xuống, cho phép phi công có tầm nhìn tối đa khi cất và hạ cánh cũng như quan sát mục tiêu tấn công.

Dù khá thành công so với các mục tiêu được đặt ra nhưng Sukhoi T-4 bị khai tử khi mới 4 mẫu máy bay  xuất xưởng. Nguyên nhân kết thúc dự án là do những nhiệm vụ mà Sukhoi T-4 có thể đảm trách được thay thế hoàn hảo hơn bằng những mẫu máy bay và vũ khí khác của Liên Xô trong khi chi phí rẻ hơn rất nhiều.

Những chiếc Sukhoi T-4 có chiều dài 44m, sải cánh 22m trong khi chiều cao đạt 11,2m. Những chiếc máy bay này có trọng lượng cất cánh rỗng đạt 55.600kg trong khi tải trọng tối đa lên tới 135.000kg. Mỗi chiếc Sukhoi T-4 sở hữu 4 động cơ phản lực cánh quạt đẩy công suất mạnh, cho phép nó đạt đến vận tốc tối đa 3.200km/h với trần bay 20.000 – 24.000m. Phạm vi hoạt động của Sukhoi T-4 lên tới 7.000km.

Máy bay phản lực Douglas X-3 Stiletto

Douglas X-3 Stiletto là mẫu máy bay phản lực thân dài, mũi nhọn được không quân Mỹ đưa vào thử nghiệm năm 1950. Những chiếc Douglas X-3 Stiletto ra đời nhằm mục đích thử nghiệm bay với tốc độ siêu âm, trong khi thân máy bay được thử nghiệp chế tạo bằng titan, tạo tiền đề cho các loại máy bay sau này.

Những chiếc Douglas X-3 Stiletto được thiết kế để bay với vận tốc 3.200 km/h tuy nhiên, chiếc phi cơ chưa bao giờ vượt qua được tốc độ Mach 1 (1238 km/h). Chiếc máy bay là một trong những thất bại bẽ bàng của quân đội Mỹ, tuy nhiên, hãng chế tạo phi cơ Lockheed đã sử dụng thiết kế của X-3 để áp dụng vào mẫu phi cơ F-104 Lockheed Starfighter, giúp nó đạt đến tốc độ Mach 2.

Những chiếc Douglas X-3 Stiletto có chiều dài 20,3m trong khi sải cánh chỉ đạt 6,9m và cao 3,8m. Những chiếc Douglas X-3 Stiletto được tối giản hết khả năng về trọng lượng nên chỉ chó thể cất cánh với tải trọng tối đa 10.800kg. Tuy nhỏ con nhưng Douglas X-3 Stiletto được trang bị 2 động cơ phản lực gvowis hi vọng đẩy nó nay với tốc độ cận Mach 3. Tuy nhiên, Douglas X-3 Stiletto chỉ đạt được vận tốc tối đa 1.125km/h với trần bay 11.600m. Chỉ duy nhất 1 mẫu Douglas X-3 Stiletto được chế tạo cho tới khi chương trình này bị quân đội Mỹ khai tử tháng 5/1956.

Chiến đấu cơ Blohm & Voss BV 141

Blohm & Voss BV 141 là loại chiến đấu cơ chinh sát do Đức quốc xã nghiên cứu, chế tạo trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Điểm khiến Blohm & Voss BV 141 trở nên khác biệt là cấu trúc không đối xứng với khoang lái nằm dưới cánh phải trong khi phần thân chính là động cơ cỡ lớn, tạo lực đẩy cho toàn bộ quá trình bay.

Những chiếc Blohm & Voss BV 141 được ra đời với mục đích giám sát chiến thuật, với phi hành đoàn 3 người, cho phép nắm giữ toàn bộ thông tin trong lòng địch. Tuy nhiên, chưa bao giờ loại máy bay Blohm & Voss BV 141 được sản xuất với quy mô lớn bởi vai trò của nó nhanh chóng bị một chiến đấu cơ khác của không quân Đức thay thế.

Do cánh phải dài hơn phần cánh trái nên thoạt nhìn, dễ dàng nhận thấy sự kì dị của những chiếc Blohm & Voss BV 141. Tuy nhiên, thiết kế được tính toán kĩ lưỡng cho phép chiếc phi cơ cất cánh trong trạng thái cân bằng nhờ trọng lượng khoang lái tỉ lệ thuận với chiều dài của một bên cánh. Tuy nhiên, khi bay ở độ cao thấp, những chiếc Blohm & Voss BV 141 gặp phải trở ngại về khí động học, khiến nó không thể hoàn thành nhiệm vụ trinh sát, trong khi dễ dàng bị hỏa lực đối phương bắn hạ.

Là sản phẩm công nghệ của Thế chiến thứ 2 nên tốc độ tối đa của những chiếc Blohm & Voss BV 141 chỉ đạt 340km/h. Động cơ cỡ lớn giúp những chiếc máy bay Blohm & Voss BV 141 có tầm hoạt động 1.140km với phi hành đoàn 3 người. Nó cũng được trang bị súng máy dưới khoang lái và bom dưới các cánh để có thể tấn công mục tiêu và tự vệ.

Còn nữa!

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm