Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những mặt trận khốc liệt toàn cầu trong Thế chiến II

Thế chiến II là cuộc chiến tranh toàn diện xảy ra ở phần lớn các châu lục và lôi kéo hơn 20 quốc gia tham chiến.

Binh sĩ Anh tại một hào chiến đấu gần cảng Bardia (Libya). Phát xít Italy đã chiếm đóng cảng này trong giai đoạn Thế chiến II. Sau đó, quân đội Đồng minh đã giải phóng Bardia ngày 5/1/1941.
Máy bay ném bom của quân đội Anh cất cánh từ một căn cứ ở Đông Phi ngày 15/5/1941.
Tàu chiến của Hải quân Anh ở ngoài khơi cảng Bardia, Libya, trong chiến dịch ngày 21/6/1940. 
Toàn cảnh thành phố Tobruk, Libya trong trận chiến giữa quân phát xít Italy với quân đội phe Đồng minh năm 1941. Khói bốc lên từ những trạm xăng bị phóng hỏa.
Tù binh Italy rời cảng Bardia ngày 5/2/1941. Sau nhiều tháng giao tranh, quân đội Anh đã chiếm cảng Bardia vốn là một căn cứ quan trọng của phát xít Italy. Anh bắt hơn 38.000 tù binh người Italy, trong đó có 4 sĩ quan cấp tướng, và nhiều vũ khí.
Đội chiến xa của quân đội Australia đi qua một sa mạc của Ai Cập tháng 1/1941. Họ tập trung binh sĩ và khí giới để chuẩn bị cho chiến dịch quân sự của phe Đồng minh tại Bắc Phi.
Một binh sĩ của Không quân Hoàng gia Anh đang chuẩn bị những vỏ bom ngày 24/10/1940. Số vũ khí này được sử dụng trong chiến dịch không kích các căn cứ của phát xít Italy ở châu Phi. Họ chưa nạp nhiên liệu vào bom cho đến khi phát động tấn công.
Phi đội máy bay chiến đấu Hurricane của Anh chuẩn bị tấn công đối phương ở chiến trường tại châu Phi ngày 28/12/1940.
Một tàu chiến Italy bốc cháy gần cảng Tobruk sau khi trúng bom từ máy bay của quân đội Anh ngày 18/2/1941. 
Xe tăng của quân đội Anh được hạ xuống từ tàu vận chuyển neo ở cảng tại Ai Cập ngày 17/11/1940. Anh phải vận chuyển vũ khí theo đường thủy đến Trung Đông khi tham chiến chống phe phát xít.
Một xe tăng Panzer IV trong đoàn lính viễn chinh của Đức tại sa mạc Libya ngày 14/4/1941.
Máy bay Nhật Bản ném bom xuống một khu vực ở thành phố Trùng Khánh, gần với sông Dương Tử, ngày 14/9/1940.
Quân đội Trung Quốc trong giai đoạn kháng chiến chống phát xít Nhật tháng 7/1940. Bước vào 4 năm cuộc chiến chống đế quốc Nhật, Trung Quốc củng cố lực lượng không quân và tự sản xuất nhiều vũ khí.
Ảnh chụp thành phố Trùng Khánh ngày 10/8/1940 hoang tàn sau những trận ném bom của máy bay Nhật Bản.
Hạm đội tàu chiến Nhật Bản rời căn cứ ở Yokohama ngày 29/10/1940.
Các máy bay ném bom Italy bay về biên giới Albania và Hy Lạp ngày 9/1/1941. Từ biên giới Albania, phát xít Italy phát động chiến tranh xâm lược Hy Lạp ngày 28/10/1940.
Không quân Anh ném bom tại thành phố cảng Valona ở Albania, khi đó nơi này dưới quyền kiểm soát của quân đội Italy, ngày 11/1/1941.
Một nhóm binh sĩ Đức đi qua ngôi làng ở Hy Lạp tháng 5/1941, trong giai đoạn Đức Quốc xã tấn công Hy Lạp.
Thành phố London hoang tàn sau 2 ngày không kích của quân đội Đức từ 29 đến 30/12/1940. Bom đạn và hỏa hoạn thiêu rụi nhiều căn nhà ở thủ đô nước Anh, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà thờ lớn St. Paul. Thủ tướng Anh khi đó là Winston Churchill đã chỉ đạo dập lửa và sửa chữa nhà thờ bằng mọi giá.
Cảnh tượng bi kịch khi tàu Lancastria chìm ngày 3/8/1940. Đây là tàu dùng để sơ tán công dân Anh và binh sĩ Pháp. Một máy bay Junkers 88 của Đức đã ném bom con tàu không lâu sau khi rời bến. Lancastria chìm hoàn toàn trong khoảng 20 phút. Người ta chỉ cứu sống 2.477 người. Hơn 4.000 nạn nhân còn lại có thể đã thiệt mạng vì trúng bom hoặc chết chìm.
Lính Đức bắn súng phòng không ở dọc bờ biển Channel của Pháp ngày 19/1/1941.
Jimmy Stewart (trái) tuyên thệ trung thành khi gia nhập quân đội ở căn cứ Moffett, California, ngày 1/1/1941. Ông Stewart từng là ngôi sao điện ảnh Hollywood nổi tiếng thời bấy giờ.
Những tàu chiến Mỹ đậu ở căn cứ hải quân tại Vịnh Back, thành phố Philadelphia ngày 28/10/1940. Mỹ triển khai các tàu này đi hỗ trợ quân đội các nước trong phe Đồng minh.
Những trẻ em người Do Thái trong một khu tập trung ở Szydlowiec, Ba Lan, dưới thời Đức Quốc xã cai trị ngày 20/12/1940.

10 vũ khí đầy tham vọng của phát xít Đức

Những năm cuối Thế chiến 2, các chuyên gia quân sự phát xít Đức tạo ra nhiều loại vũ khí uy lực nhằm chống lại quân đội đồng minh nhưng chúng không đủ để lật ngược thế cờ.

Vòng cung Kursk - trận đánh xe tăng khốc liệt nhất lịch sử

Hồng quân Liên Xô sẵn sàng lao những chiếc T-34 vào xe đối phương để giành thắng lợi ở Vòng cung Kursk trong trận đánh xe tăng lớn nhất lịch sử quân sự.

Chiến trường châu Âu - điểm khởi phát của Thế chiến II

Sự kiện Đức tấn công Ba Lan năm 1939 khơi nguồn cho cuộc Đại chiến Thế giới II, lôi kéo Pháp và các nước đồng minh của Ba Lan như Anh, Hà Lan và Bỉ tuyên chiến với Đức.

Minh Anh

Ảnh: The Atlantic

Bạn có thể quan tâm