Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến trường châu Âu - điểm khởi phát của Thế chiến II

Sự kiện Đức tấn công Ba Lan năm 1939 khơi nguồn cho cuộc Đại chiến Thế giới II, lôi kéo Pháp và các nước đồng minh của Ba Lan như Anh, Hà Lan và Bỉ tuyên chiến với Đức.

21/6/1940, xe tăng bọc thép của Đức tiến vào sông Asine, Pháp, một ngày trước khi Pháp đầu hàng.
Chiến dịch Ba Lan của Đức với bí danh Kế hoạch trắng (Fall Weiss) nổ ra từ ngày 1/9/1939. Cả Đức và phe đồng minh đều toan tính giành được các nước Scandinavia còn lại và các khu mỏ quặng sắt quý giá ở Thụy Điển. Trong ảnh, xe tăng bọc thép của Đức tiến vào sông Asine, Pháp, ngày 21/6/1940.
Phần sót lại của một tàu chiến tại Narvil, Nauy. Hình ảnh ghi lại một trong những cuộc chiến của quân đội Đức và quân đội Nauy diễn ra vào mùa xuân năm 1940 tại Ofotfjord.
Tháng 4/1940, hai phe bắt đầu tiến quân cùng lúc vào các nước Bắc Âu. Kết quả là Đức chiếm được Đan Mạch. Một cuộc xung đột khác tại Na Uy cũng đồng thời diễn ra. Hình ảnh ghi lại cảnh tàu chiến Na Uy bị bắn hạ tại Narvil.
Lính Đức thoát chạy khỏi đám cháy tại một ngôi làng ở Nauy, 4/1940
Lính Đức chạy khỏi đám cháy tại một ngôi làng Na Uy tháng 4/1940. Cuộc xung đột trên bán đảo Scandinavia cho thấy lực lượng hai phe cân bằng, diễn biến nghiêng về phía Đức khi nước này bắt đầu cuộc tấn công Pháp ngày 10/5/1940.
Quân đội Bỉ cho nổ cây cầu bắc qua sông Meuse tại thị Trấn Dinant nước này để chặn đường tiến của quân phát xít, nhưng ngay sau đó, một cây cầu tạm bằng gỗ đã được quân đội Đức xây dựng nên.
Cuộc tấn công vào Pháp và các nước Hà Lan, Bỉ, Luxembourg diễn ra nhanh chóng với chiến thắng thuộc về đội quân của Hitler. 3,35 triệu binh lính Đức được huy động cho trận chiến này, nhiều hơn mọi mặt trận vào thời điểm đó. Hình ảnh ghi lại việc quân đội Bỉ cho nổ cây cầu bắc qua sông Meuse tại thị trấn Dinant để chặn đường tiến của quân phát xít, nhưng ngay sau đó, một cây cầu tạm bằng gỗ đã được quân đội Đức dựng lên.
Hàng trăm nghìn binh sĩ Anh và Pháp chờ tàu đưa về Anh trên bãi biển Dunkirk, Pháp trong cuộc chạy trốn sự tiến công của Đức ngày 4/6/1940.
Trong vòng một tháng, Đức yêu cầu lực lượng Anh phải rút khỏi Italy nhằm thu chiếm lãnh thổ, tuyên chiến với Pháp. Hàng trăm nghìn binh sĩ chờ tàu đưa về Anh trên bãi biển Dunkirk, Pháp trong cuộc chạy trốn cuộc tấn công của Đức ngày 4/6/1940.
Quân viễn chinh Anh rút quân an toàn sau trận chiến ở Flanders, Bỉ ngày 6/6/1940. Hơn 330.000 quân lính được cứu thoát khỏi Dunkirk trong nhiệm vụ với tên mật danh là Operation Dynamo.
Quân viễn chinh Anh rút lui an toàn sau trận chiến ở Flanders, Bỉ, ngày 6/6/1940. Hơn 330.000 quân lính được cứu thoát khỏi Dunkirk trong nhiệm vụ mang mật danh Dynamo.
Lính Anh tử vong trên đường rút quân tại Flanders, Bỉ ngày 31/7/1940, bên cạnh vẫn rải rác các phương  tiện  và vũ khí chiến.
Chỉ trong hơn 1 tháng, quân Đức đã tiêu diệt, bắt làm tù binh hơn 2 triệu quân Anh và Pháp, trong khi Đức thiệt hại 156.000 người. Hình ảnh lính Anh tử vong trên đường rút quân tại Flanders, Bỉ, ngày 31/7/1940, bên cạnh các phương tiện và vũ khí chiến đấu.
Xe tăng Pháp trên đường ra tiền tuyến ngày 25/5/1940.
Hình ảnh xe tăng Pháp trên đường ra tiền tuyến ngày 25/5/1940. Đến cuối tháng 6, Pháp đầu hàng theo Hiệp định Compieqne lần thứ 2, bị lực lượng Đức chiếm đóng hầu hết phần lớn các lãnh thổ. Pháp là quốc gia đầu hàng cuối cùng và ký Hiệp ước đình chiến với Đức ngày 22/6.
Adolf Hitler tại Paris, sau lưng là tháp Eiffel. Bức ảnh được chụp ngày 23/6/1040, một ngày sau khi Đức và Pháp kí Hiệp ước Đình Chiến. Bên trái ông là Albert Speer, Bộ trưởng Bộ nghiên cứu và sản xuất vũ khí chiến tranh, còn bên phải làv Arno Breker, nhà điêu khắc yêu thích của Hitler.
Adolf Hitler chụp ảnh tại Paris, sau lưng là tháp Eiffel, ngày 23/6/1940, một ngày sau khi Đức và Pháp ký Hiệp ước đình chiến. Bên trái là Albert Speer, Bộ trưởng Bộ nghiên cứu và sản xuất vũ khí chiến tranh, bên phải là Arno Breker, nhà điêu khắc yêu thích của Hitler.
Sau khi Pháp kí Hiệp ước đình chiến với Đức, chính phủ Anh quyết định phá hủy tàu chiến của Pháp, tránh để chúng rơi vào tay Đức.
Sau khi Pháp ký Hiệp ước đình chiến với Đức, chính phủ Anh bắt tay vào công cuộc chuẩn bị trận chiến mới với Quốc xã, bước đầu phá hủy tàu chiến của Pháp, tránh Đức trưng dụng.

Trận chiến báo hiệu ngày tàn của Hitler

Kéo dài từ ngày 23/8/1942 đến 2/2/1943, Stalingrad là một trong những trận đánh thay đổi cục diện Thế chiến II. Đây là thất bại đầu tiên dẫn đến hồi kết của chế độ Đức Quốc xã.

Mai Phương

Ảnh: AP

Bạn có thể quan tâm