Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những lần Obama giận trợ lý (kỳ 1)

Khi biết người trợ lý làm thất lạc vali cùng nhiều thứ quan trọng trong cuộc vận động tranh cử vào năm 2007, Barack Obama tỏ ra cáu, nhưng sau đó ông chỉ im lặng.

Obama và Reggie Love trên máy bay vào tháng 11/2008. Ảnh: Business Insider
Ông Obama và trợ lý Reggie Love trên máy bay vào ngày 10/11/2008. Ảnh: Business Insider

Reggie Love, cựu ngôi sao bóng đá và bóng rổ 26 tuổi tại Đại học Duke - trở thành trợ lý của Obama vào năm 2007. Khi đó đương kim tổng thống Mỹ là thượng nghị sĩ và đang thực hiện chiến dịch tranh cử đầu tiên để chạy đua vào Nhà Trắng.

Với vai trò trợ lý cá nhân của Obama trong 5 năm, Love tung hoành ngang dọc khắp đất nước với tổng thống tương lai, phục vụ ông từng bữa ăn, mang hành lý, chuẩn bị trang phục, thách thức Obama trên sân bóng rổ và thậm chí giữ trẻ cho ông, AP đưa tin.

Trong một cuốn hồi ký với tựa đề Power Forward: My Presidential Education, Love kể lại quá trình sát cánh bên Obama trong chiến dịch tranh cử tổng thống, khi không ai còn niềm tin vào ông và trong "giây phút trước khi ông Obama bước lên sân khấu để tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 44 của Mỹ”. 

Mặc dù phần lớn nội dung trong cuốn sách đề cập tới những câu chuyện tích cực, Love cũng không quên chia sẻ những khoảnh khắc khi Obama nổi giận.

Một ngày của ông chủ Nhà Trắng

Tổng thống Mỹ Barack Obama là người có lịch làm việc căng thẳng bậc nhất thế giới, với các cuộc họp, hội đàm, phỏng vấn và những trang tài liệu trong suốt 24 giờ.

Năm 2007, sau một buổi quyên góp tại bang Florida, Love vô tình làm thất lạc vali của Obama. Vị thượng nghị sĩ để chìa khóa, ví, thẻ tín dụng, các giấy tờ mà ông cần cho cuộc thảo luận sắp tới tại bang South Carolina trong vali ấy.

"Máy bay đã cất cánh còn vali biến mất. Lúc đó sự hoảng loạn hoàn toàn lấn át tâm trí tôi. Mồ hôi tuôn ra khắp cơ thể tôi và thấm ướt quần áo. Tim tôi đập nhanh như thể tôi là một chú thỏ bị dồn vào góc tường. Tôi thầm cầu nguyện ông ấy sẽ không biết chiếc vali đã thất lạc và tôi có thể tìm ra nó, và bằng một phép màu nào đó, vali sẽ quay trở lại trước khi ông ấy nhận ra nó đã biến mất", Love kể.

Sau đó Love liên lạc với một trợ lý tài chính của cuộc tranh cử, rồi người này thông báo với Cơ quan Mật vụ. Họ tìm thấy vali và trao nó cho một thành viên của chiến dịch tranh cử cũng đang trên đường tới Columbia để tham dự buổi thảo luận.

Reggie Love
Reggie Love mang hành lý ra xe trong hành trình vận động tranh cử của Barack Obama vào năm 2007. Ảnh: Business Insider

“Khi chúng tôi hạ cánh tại Columbia, tôi đã cảm thấy nhẹ nhõm và tin rằng có lẽ thảm họa đã không xảy ra, rằng mọi rắc rối sẽ được giải quyết một cách êm đẹp. Nhưng đột nhiên Obama quay sang tôi và hỏi: “Này Reg, vaili của tôi đâu?”. Tôi trả lời: “Nó đang trên đường tới đây”. Ông hỏi lại tôi: “Trên đường tới đây? Ý anh là sao?”. “Vali của ngài đang từ Florida tới đây”, tôi đáp lại. Ông hỏi lại với giọng đầy ngờ vực “Anh để vali của tôi ở Florida à ?”.

Theo Love, có lẽ sự im lặng là kết cục tệ nhất khi anh làm Obama nổi giận.

“Sự im lặng làm cho tôi cảm thấy tồi tệ hơn là so với hành động khiển trách”, Love viết. “Khi xe tới trụ sở của chiến dịch tại Columbia, chúng tôi không nói lời nào với nhau, và tôi nghĩ Obama sắp sa thải tôi. Song tôi vẫn hy vọng ông ấy sẽ phá tan bầu không khí căng thẳng và hét vào mặt tôi.

Khi họ tới văn phòng của chiến dịch, Obama yêu cầu một phòng riêng để ông có thể gặp Love.

Bằng một giọng nói nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, Obama bắt đầu nói: “Nghe này, Reggie, tôi nghĩ anh là chàng trai tuyệt vời. Nhưng (ông tạm ngừng và cúi về phía trước), nếu anh không muốn làm công việc này, tôi có thể kiếm một người khác. Anh chỉ có một công việc và nếu tôi vẫn phải lo lắng về những vấn đề tương tự thì anh không hề tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành công việc. Hãy tập trung vào công việc của anh, Reggie, để giúp tôi hoàn tất công việc của tôi”.

Sau đó ông đứng dậy và rời khỏi căn phòng.

Khám phá công việc của mật vụ bảo vệ tổng thống Mỹ qua ảnh

Các nhân viên mật vụ Mỹ phải chịu áp lực công việc nặng nề, tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt, thậm chí, buộc phải hy sinh tính mạng để đảm bảo an toàn cho Tổng thống.

 

Tuyết Trang

Bạn có thể quan tâm