Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

LENS

Những khoảnh khắc đáng nhớ của lãnh đạo Mỹ, Triều Tiên tại VN

Lần thứ 2 trong nhiệm kỳ, Tổng thống Trump đến Hà Nội và lần đầu tiên sau 60 năm một lãnh đạo của đất nước Triều Tiên mới đặt chân tới Việt Nam là những dấu ấn lịch sử khó quên.

DẤU ẤN LỊCH SỬ VỀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO MỸ, TRIỀU TẠI HÀ NỘI

Lần thứ 2 trong nhiệm kỳ, Tổng thống Trump đến Hà Nội và lần đầu tiên sau 60 năm một lãnh đạo của đất nước Triều Tiên mới đặt chân tới Việt Nam là những dấu ấn lịch sử khó quên.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 1

Sau khi Hà Nội được công bố sẽ là địa điểm diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2, nước chủ nhà đã ở vào thế có được thời gian chuẩn bị rất ngắn. Chỉ trong khoảng 2 tuần nhưng các bộ, ngành, địa phương đã phối hợp vào cuộc với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự kiện đã thành công tốt đẹp về mặt tổ chức.

So với các hội nghị trước như APEC ở Đà Nẵng (hơn 1.000 phóng viên nước ngoài), WEF ASEAN… thì số lượng phóng viên quốc tế đăng ký đưa tin tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lên tới hơn 2.600 người và được cấp thị thực vào Việt Nam nhanh nhất. Và tại Hà Nội, các đơn vị báo chí cũng vào cuộc ngay từ những ngày hai nước Mỹ, Triều Tiên đưa người, hàng hóa sang Việt Nam để chuẩn bị các thủ tục liên quan.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 2

Đường đến Hà Nội của hai nhà lãnh đạo 

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ngày 26/2 đều đã có mặt ở Hà Nội sau những hành trình dài. Ông Kim đi tàu hỏa vượt khoảng 4.000 km trong 66 giờ để đến ga Đồng Đăng, Lạng Sơn rồi di chuyển bằng ôtô về Hà Nội, trong khi ông Trump bay gần 21 tiếng để tới Nội Bài. Hai chặng đường khác nhau đưa hai lãnh đạo tới một điểm đến để lần đầu tiên gặp nhau và cùng ăn tối tại Hà Nội 8 tháng sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử ở Singapore.

Dù không phải lần đầu tiên đến Việt Nam nhưng mỗi lần có sự xuất hiện của chiếc Cadillac limo "chống bom" có biệt danh "The Beast" (Quái thú) của Tổng thống Mỹ luôn thu hút nhiều sự chú ý của nhiều người.

Ngày 23/2, trước khi ông Trump đến Việt Nam 3 ngày, chiếc máy bay vận tải quân sự Mỹ đã chở trước 2 chiếc The Beast tới Hà Nội để chuẩn bị phục vụ tổng thống trong những ngày làm việc tại đây. 

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 3
Đoàn xe của Mỹ được tháp tùng từ sân bay Nội Bài về khách sạn Marriott trước ngày Tổng thống Trump tới Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 6

20h55 ngày 26/2, chiếc máy bay Không lực 1 chở Tổng thống Mỹ đáp xuống đường băng Cảng hàng không Nội Bài. Tới chân cầu thang đón ông Trump có các thành viên của Văn phòng chính phủ, Bộ Ngoại giao và nhiều đơn vị khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 7
Chiếc Air Force One hạ cánh xuống sân bay Nội Bài lúc 20h55 tối 26/2. Ảnh: Hoàng Hà.

Ngay trong buổi sáng hôm sau (27/2), ông Trump có nhiều hoạt động tại Hà Nội trước khi bước vào cuộc gặp gỡ lần 2 với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại khách sạn Metropole.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đón tiếp Tổng thống Trump tại Phủ Chủ tịch. Nhà lãnh đạo khẳng định Việt Nam đã làm mọi cách để đảm bảo "những điều kiện tốt nhất cho sự thành công của hội nghị đặc biệt này". Tổng thống Trump khẳng định Việt Nam là "ví dụ điển hình" cho tương lai của Triều Tiên nếu chấp nhận phi hạt nhân hóa và xây dựng hòa bình.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 12
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Phủ chủ tịch sáng 27/2. Ảnh: Thành Pool.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 13
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng thống Donald Trump trưa 27/2. Ảnh: Hoàng Hà.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 15
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Việt Nam trước khi chụp ảnh chung. Ảnh: Hoàng Hà.

Lạng Sơn, Hà Nội đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un

Sáng 26/2, đoàn tàu bọc thép nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đến ga Đồng Đăng, Lạng Sơn để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội. Đoàn tàu bọc thép màu xanh của ông Kim Jong Un đã quá quen thuộc với truyền thông thế giới do được sử dụng từ đời cha ông - cố lãnh đạo Kim Jong Il. DF11Z là biến thể của đầu máy DF11, tên đầy đủ là Dongfeng 11 (Đông Phong 11). Đầu máy này là loại diesel truyền động điện tốc độ cao được sản xuất bởi Công ty sản xuất đầu máy xe lửa Qishuyan Trung Quốc và được sử dụng bởi Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc. DF11Z được cung cấp sức mạnh bởi động cơ diesel 16V280ZJA và động cơ điện 3 pha, cho tổng công suất hơn 4.000 mã lực và vận tốc tối đa 160 km/h.

Trong chuyến đi đến Việt Nam lần này, đoàn tàu bọc thép của ông Kim Jong Un cũng được kéo bởi đầu máy DF11Z từ nhà ga Pyongyang của Triều Tiên đến Nam Ninh, Trung Quốc, khởi hành lúc 16h30 ngày 23/2

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 18
Ảnh: Ngọc Tân.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 29
Đoàn xe chở Chủ tịch Kim Jong Un từ Lạng Sơn về tới Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.

Chuyến thăm của ông im Jong Un lần đầu tiên một nhà lãnh đạo cấp cao nhất Triều Tiên thăm chính thức Việt Nam trong 60 năm qua. Cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, ông nội của ông Kim Jong Un, từng thăm chính thức Việt Nam năm 1958. Triều Tiên từng nhiệt tình giúp đỡ Việt Nam trong những năm tháng ác liệt nhất của chiến tranh cách đây nửa thế kỷ. Nhiều thế hệ người Việt đã sang Triều Tiên học tập và ở lại công tác.

Ông Kim đến Việt Nam hôm 26/2 bằng tàu lửa qua cửa ngõ Lạng Sơn. Ông đã dành hai ngày tiếp theo để tham dự hội nghị thượng đỉnh cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump, trước khi bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.

Chủ tịch Kim Jong Un thăm chính thức Việt Nam

Kết thúc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, Chủ tịch Kim Jong Un bắt đầu thăm chính thức Việt Nam. Lễ đón chính thức diễn ra tại Phủ Chủ tịch chiều 1/3, do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì. Su khi duyệt đội danh dự, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã hội đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, cũng như hội kiến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và dự tiệc chiêu đãi vào buổi chiều cùng ngày.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 30
Ảnh: Thuận Thắng.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 33
Hai nhà lãnh đạo Việt - Triều duyệt đội danh dự tại lễ đón. Ảnh: Hoàng Hà.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 34
Ảnh: Thuận Thắng.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 35
Ông Kim Jong Un trong khi rời Văn phòng Thủ tướng đã vẫy tay chào các phóng viên từ xa. Ảnh: Thuận Thắng.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 36
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tiếp đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un tại Hà Nội. Ảnh: Thành Pool.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 37
Ông Kim Jong Un vẫy tay chào tạm biệt qua cửa kính ôtô. Ảnh: Hoàng Hà.

Trước khi lên đường về nước, ông Kim Jong Un đã đến viếng và đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ. Việt Nam và Triều Tiên thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1950. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Hai nước có quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp trong 69 năm qua. Giữa Việt Nam và Triều Tiên từng có nhiều chuyến thăm chính thức và không chính thức của lãnh đạo cấp cao hai nước. Năm 1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh có chuyến thăm hữu nghị chính thức Tiều Tiên lần đầu tiên. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành lần đầu tiên thăm chính thức Việt Nam năm 1958 và thăm không chính thức năm 1964.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 38
Ảnh: Việt Linh.

Chiều 2/3, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ Triều Tiên Kim Jong Un cùng đoàn đại biểu cấp cao đã lên tàu về nước, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 41
Ảnh: Trọng Hải.

An ninh tại Lạng Sơn, Hà Nội được tăng cường cấp độ 1

Trước đó, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thực hiện các biện pháp tăng cường an ninh cấp độ 1. Các lực lượng đảm bảo an ninh, an toàn, khai thác bay triển khai ở cấp độ cao nhất như tăng cường tối đa, triển khai bảo vệ nhiều lớp. Tàu bay đỗ ban đêm tại những khu vực có chiếu sáng được giám sát liên tục bằng camera. Nhân viên hàng không cũng kiểm tra trực quan ngẫu nhiên suất ăn, đồ dự trữ tại điểm kiểm tra an ninh trước khi vào sân bay.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 42
Ảnh: Thuận Thắng.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 46
Ảnh: Hoàng Hà.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 49
Ảnh: Phạm Hiệp.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 50
Ảnh: Hoàng Hà.

Công tác an ninh trong thành phố được thắt chặt theo các phương án từ trước. Theo đó, hàng nghìn cán bộ CSGT, CSCĐ, CSTT cùng với lực lượng công an các phường, quận được huy động tối đa tham gia đảm bảo an ninh. Phòng CSGT Hà Nội huy động 100% quân số gồm hơn 1.000 cán bộ chiến sĩ tham gia dẫn đoàn, phân luồng cho các đoàn đại biểu quốc tế. Ngoài ra, hơn 300 nút giao trọng điểm luôn duy trì các tổ công tác đảm bảo an toàn giao thông, ngăn chặn ùn ứ từ xa.

Các đặc vụ Mỹ quan sát để đảm bảo an ninh từ trên nóc của khách sạn. Trước thời điểm Tổng thống Trump có mặt, đoàn mật vụ Mỹ đã tới tiền trạm tại khách sạn JW Marriott ở Hà Nội.

Các thiết bị chuyên dụng được đặc vụ Mỹ sử dụng để bảo vệ an ninh quanh khách sạn. Các đặc vụ của Cơ quan Mật vụ Mỹ luôn đến những nơi tổng thống sắp công du từ rất sớm, có khi trước cả vài tháng, để tiền trạm và chuẩn bị về mặt an ninh, hậu cần cho chuyến thăm.

Các đặc vụ Mỹ khảo sát kỹ các khách sạn, bao gồm kiểm tra lý lịch toàn bộ nhân viên, dọn trống ít nhất 3 tầng trong khách sạn và kiểm tra mọi thiết bị điện tử ở những nơi tổng thống sẽ đến để chống nghe lén.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 58
Ảnh: Lan Hương.

Đội "vệ sĩ đi bộ" là một phần không thể thiếu trong các chuyến công du của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Đội hình gồm 12 người thường chạy vòng quanh chiếc xe limousine của ông Kim khi xe di chuyển với tốc độ chậm để đảm bảo an toàn cho nhà lãnh đạo. Đội cận vệ này được tuyển chọn từ các binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ trong Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA). Các tiêu chí lựa chọn bao gồm thị lực tốt và phải có chiều cao tương đương với nhà lãnh đạo.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 59
Ảnh: Thuận Thắng.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 62
Ảnh: Thuận Thắng/Phạm Thắng.

Khi xe của ông Kim di chuyển với tốc độ chậm, dàn vệ sĩ tạo thành vòng tròn bảo vệ 360 độ bao quanh nhà lãnh đạo để đảm bảo rằng những người đến gần và địa điểm xung quanh đều nằm trong tầm quan sát. Đội cận vệ quyền lực này là những công dân Triều Tiên duy nhất được phép mang súng đã lên đạn khi đi bên cạnh nhà lãnh đạo. Mỗi người thường mang theo một khẩu súng ngắn bán tự động và vũ khí dự phòng.

Dù vậy, đội vệ sĩ đảm bảo an toàn cho ông Kim chủ yếu bằng kỹ năng quan sát xung quanh và những người đến gần, sử dụng tay và cơ thể để vô hiệu hóa bất kỳ mối đe dọa nào có thể xảy ra.

Trong một lần khi phóng viên đứng cách chiếc xe chừng 30 mét, định nâng ống kính lên xoay zoom một vòng thì một trong số vệ sĩ trừng mắt nhìn, ngay lập tức các vệ sĩ khác cũng quay mặt về phía chúng tôi theo dõi rất nhanh. Có vẻ họ luôn luôn tập trung vào việc quan sát các hành động của những người xung quanh. Và đương nhiên, nếu tiếp cận gần, họ sẽ không cho bất kỳ ai đưa máy ảnh lên ngắm vào mình. Các nhân viên đều sử dụng tai nghe liên lạc nội bộ. Tuy nhiên, cách thức truyền tin của Triều Tiên tương đối lạc hậu. Họ thường đeo huy hiệu trên áo để nhận dạng và sử dụng một dãy cụm từ làm mật khẩu.

Sự quan tâm của người dân

Trước cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên chiều tối 27/2 tại khách sạn Metropole. Hàng nghìn người dân đổ về hai đầu tuyến phố Ngô Quyền, Tràng Tiền để ngóng tin tức và theo dõi các đoàn xe chở nguyên thủ đi qua. Hàng rào an ninh và cảnh các phóng viên tác nghiệp quanh khách sạn Metropole bỗng trở thành nơi đặc biệt để nhiều người qua đường chụp ảnh. "Ôi cũng lâu đấy, em cũng chưa biết, khi nào em chán thì em sẽ về", Nguyễn Dung (Tây Hồ, Hà Nội) nói lúc 15h30 khi biết hai lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên sẽ tới khách sạn Metropole sau 6h chiều.

"Chúng tôi mong muốn hội nghị Mỹ - Triều lần 2 sẽ khởi đầu cho hoà bình thế giới", hai người nói tiếng Hàn từ Seoul giăng băng rôn trước hàng rào an ninh bên ngoài khách sạn Metropole, nhận được sự tán dương của người xung quanh.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 63
Hai người đến từ Seoul giăng băng rôn cổ vũ hội nghị. Ảnh: Trọng Thuấn.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 68
Người dân tràn ra lòng đường phố Tràng Tiền khiến chiếc xe buýt hai tầng phải dừng lại. Ảnh: Hoàng Hà.

Cuộc họp báo được đẩy lên sớm hơn giờ dự kiến

Tổng thống Trump tổ chức họp báo lúc 14h ngày 28/2. Ông xác nhận các bên chưa đạt được thỏa thuận nào. Ông cho biết những yêu cầu về lệnh trừng phạt của Triều Tiên là nguyên nhân khiến các bên không tìm được thống nhất.

Trước đó, cuộc đàm phán kéo dài hơn dự kiến 1 giờ đồng hồ và hai phái đoàn không ăn trưa cùng nhau như lịch trình ban đầu. Hai nhà lãnh đạo lên xe ra về sau khi kết thúc.

Ông Trump khẳng định mối quan hệ với ông Kim vẫn tốt đẹp, bày tỏ hy vọng các bên sẽ duy trì nỗ lực đối thoại và tin tưởng Triều Tiên vẫn có rất nhiều tiềm năng phát triển nếu chấp nhận phi hạt nhân hóa.

Tuy nhiên, tiết lộ với hãng tin AP, một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết phái đoàn Bình Nhưỡng chỉ yêu cầu Washington ủng hộ gỡ bỏ các lệnh trừng phạt được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua từ tháng 3/2016.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 69
Ảnh: Hoàng Hà.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 72
Ảnh: Hoàng Hà.
thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 73
Ảnh: Hoàng Hà.

Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Pompeo đều khẳng định hội nghị thượng đỉnh lần hai đã đạt được nhiều tiến triển khả quan, đàm phán có tính xây dựng và quan hệ hai phía vẫn tốt đẹp.Truyền thông Triều Tiên ngày 1/3 cũng khẳng định lãnh đạo hai nước đã đồng ý duy trì liên lạc, hướng đến phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và cải thiện quan hệ Triều - Mỹ trong tương lai.

23h30 ngày 28/2, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho bất ngờ tổ chức họp báo giải thích về hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều. Ông khẳng định Triều Tiên chỉ yêu cầu dỡ bỏ một phần các lệnh cấm vận, đổi lấy Triều Tiên chấm dứt vĩnh viễn thử nghiệm tên lửa tầm xa và hạt nhân, cho thanh sát viên và chuyên gia Mỹ phối hợp dỡ bỏ tổ hợp hạt nhân Yongbyon. Triều Tiên khẳng định đề xuất của họ mang tính thực tế.

Các mật vụ Mỹ siết chặt an ninh, kiểm tra mọi phương tiện ra vào khách sạn Marriott, nơi phái đoàn của Tổng thống Donald Trump lưu trú. Quanh khách sạn Marriott, lực lượng an ninh nước chủ nhà và mật vụ Mỹ dày đặc, có cả chó nghiệp vụ. Các đặc vụ soi đèn pin, vào tận trong xe để kiểm tra. Mọi ôtô qua cổng đều phải mở cửa, cốp và nắp capo để kiểm tra, kể cả xe của CSGT.

Việt Nam đã tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn

Năm 1997, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức hội nghị Pháp ngữ với sự tham dự của gần 50 nguyên thủ quốc gia.

Năm 2004, Việt Nam tổ chức hội nghị Á-Âu tại Hà Nội. Đến năm 2006, Việt Nam tổ chức hội nghị APEC với quy mô lớn tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình.

Năm 2010, Việt Nam đảm nhận Chủ tịch ASEAN với hàng trăm cuộc họp tổ chức tại Hà Nội và các địa phương khác. Năm 2017, Việt Nam lại tổ chức tiếp APEC 2017 tại Đà Nẵng, với nhiều dấu ấn quan trọng.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2 tại Hà Nội cũng là dịp để Việt Nam thể hiện tinh thần hiếu khách, năng lực kiến tạo hòa bình và vị thế đất nước. Điều này đã được chứng minh trong những ngày chuẩn bị và diễn ra sự kiện, để lại ấn tượng tốt đẹp không chỉ với Mỹ và Triều Tiên mà là cả cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

thuong dinh My Trieu o Ha Noi anh 74

Hoàng Hà

Bạn có thể quan tâm