Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những khoảnh khắc chấn động thế giới trong chiến tranh Iraq

Đã 10 năm kể từ ngày Mỹ phát động cuộc chiến trên đất Iraq, cái mà người dân nơi đây nhận lại chỉ là bất ổn, xung đột sắc tộc cùng nỗi sợ hãi thường trực. Được đặt với cái tên "Chiến dịch đất nước Iraq tự do" nhưng cuộc chiến mà Mỹ dẫn đầu hoàn toàn phản tác dụng.

Những khoảnh khắc chấn động thế giới trong chiến tranh Iraq

Đã 10 năm kể từ ngày Mỹ phát động cuộc chiến trên đất Iraq, cái mà người dân nơi đây nhận lại chỉ là bất ổn, xung đột sắc tộc cùng nỗi sợ hãi thường trực. Được đặt với cái tên "Chiến dịch đất nước Iraq tự do" nhưng cuộc chiến mà Mỹ dẫn đầu hoàn toàn phản tác dụng.

Tổng tống Mỹ đời thứ 43 George W. Bush được xem là người tiên phong cho cuộc chiến xâm lược Iraq. Khi nước Mỹ còn đang hừng hực căm hờn sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt là cái cớ không thể hoàn hảo hơn để phát động cuộc chiến nhằm vào chính quyền Saddam Hussein. Ngày 20/3/2003, chiến hạm Mỹ khai hỏa, chính thức phát động cuộc chiến tranh xâm lược Iraq.

 

Ngày 1/5/2003, đích thân Tổng thống George W. Bush đã tới thăm tàu sân bay USS Abraham Lincoln tại vùng biển quốc tế ngoài khơi Iraq. Chỉ hơn một tháng kể từ ngày phát động cuộc chiến, hầu hết các mục tiêu lớn nằm trên lãnh thổ Iraq đều đã bị san phẳng, khiến Chính phủ Saddam Hussein hoàn toàn thất thế.

Tổng thống Mỹ đứng trước dòng biểu ngữ "nhiệm vụ đã hoàn thành" được tung hô là “hình ảnh tuyệt nhất mọi thời đại”. Thế nhưng bây giờ, bức ảnh chính là sự mỉa mai cay đắng nhất với người Mỹ và cả thế giới, sau cái chết của hơn 4.000 lính Mỹ cùng 100.000 thường dân Iraq kể từ khi nó được chụp. Thậm chí, chiến tranh Iraq đang bị coi là cuộc chiến phi nghĩa bởi hàng loạt điều tra khẳng định, lý do phát động nó dựa trên thông tin tình báo sai lệch và hoàn toàn không được kiểm chứng.

 
Ngày 9/4/2003, bức tượng Saddam Hussein cao gần 40 m nằm giữa quảng trường Firdos, Thủ đô Baghdad bị kéo đổ, chứng tỏ với thế giới sự sụp đổ của chế độ này. Một số thường dân Iraq nhiệt liệt ăn mừng sự sụp đổ của chế độ Saddam trong khi việc kéo đổ bức tượng được truyền hình trực tiếp trên khắp thế giới, minh chứng cho chiến thắng của Mỹ và đồng minh.
 
Hình ảnh nhà lãnh đạo Saddam Hussein bị bắt giữ sau nhiều tháng ẩn náu bên dưới một căn hầm ở Tikrit. Đầu tóc không chải, bộ ria mép đặc trưng bị thay thế bởi bộ râu dài và bạc gần hết là hình ảnh khiến cả thế giới bất ngờ. Trong khi một số người tỏ ra vui mừng hò reo thì các binh sĩ trung thành vẫn liên tiếp nã đạn và rocket vào đoàn xe áp tải nhà lãnh đạo Saddam Hussein.
 
Hình ảnh tù nhân chiến tranh Iraq bị tra tấn và lạm dụng tại nhà tù Abu Ghraib gây chấn động thế giới. Các tù nhân bị đối xử như súc vật, bị bạo hành cả về thể xác và tinh thần khiến Mỹ và đồng minh gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ khắp thế giới, đồng thời giúp lực lượng Taliban dễ dàng chiêu mộ thêm các tay súng nhằm chống lại liên quân trên lãnh thổ Iraq.
 
Cô bé tội nghiệp Samar Hassan phải chứng kiến cái chết của cha, mẹ và anh trai khi đi qua chốt kiểm soát của quân Mỹ. Trong khi cha mẹ em bị bắn chết ngay tại chỗ thì người anh bị trai lính Mỹ kéo ra ngoài, giết chết bằng cách mổ bụng. Được công bố năm 2005, bức ảnh khiến Lầu Năm Góc phải thay đổi một phần chiến lược, nhằm giảm thiểu tối đa thương vong dân sự.
 
Bạo lực bùng phát trở lại trong năm 2005, sau vụ việc một lính Anh nổ súng vào cảnh sát Iraq tại Basra, sát hại một người và làm bị thương một người khác. Sự việc khiến làn sóng phản đối quân đội Anh lan rộng, với những vụ tấn công phá hoại. Trong ảnh, một binh sĩ Anh cố thoát thân khỏi chiếc xe bọc thép bị ném bom xăng.
 
Thái độ kiên quyết của Saddam Hussein tại phiên tòa xét xử bởi tội danh chống lại loài người, với cáo buộc trách nhiệm cho vụ thảm sát ở một thị trấn của người Shiite ở Dujail. Trong suốt phiên xét xử, ông Hussein và các bị cáo khác liên tục phản đối tính hợp pháp của phiên tòa. Tuy nhiên, ông vẫn bị kết án tử hình, thi hành án treo cổ vào ngày 30/12/2006 ở ngoại ô Baghdad.
 
Cô gái trẻ nằm úp mặt trước ngôi mộ của chồng chưa cưới, Trung sĩ James "Jimmy" Regan tại Nghĩa trang Quốc gia Mỹ. Hình ảnh này cho thấy, cuộc chiến mà Mỹ phát động không chỉ là nỗi đau với người Iraq mà nó còn là sự mất mát, nỗi xót xa với ngay chính người dân Mỹ.
 
Sau 7 năm tham chiến, những lính Mỹ hoàn thành nghĩa vụ được đưa trở về nhà. Lữ đoàn 1, sư đoàn bộ binh thứ 3 là đơn vị đầu tiên được rời Baghdad. Bức ảnh được chụp tháng 11/2010.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm