Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Chiến tranh Iraq - hậu quả của thông tin tình báo sai lệch

Một cuộc điều tra quy mô lớn về cuộc chiến kéo dài 10 năm qua trên lãnh thổ Iraq khẳng định, bằng chứng tình báo mà phương Tây sử dụng để xâm lược Baghdad dựa trên những thông tin thiếu chính xác.

Chiến tranh Iraq - hậu quả của thông tin tình báo sai lệch

Một cuộc điều tra quy mô lớn về cuộc chiến kéo dài 10 năm qua trên lãnh thổ Iraq khẳng định, bằng chứng tình báo mà phương Tây sử dụng để xâm lược Baghdad dựa trên những thông tin thiếu chính xác.

Điều tra mới nhất do BBC thực hiện cáo buộc, Mỹ và Anh cố tình dựa vào những thông tin tình báo cho rằng, cố Tổng thống Iraq Saddam Hussein đang âm mưu tàng trữ và chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), bất chấp hàng loạt những cảnh báo về tính xác thực của thông tin. Thậm chí, các tài liệu tình báo khác cho rằng chế độ Saddam không sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt đều bị lờ đi.

 
Chiến tranh Iraq là hậu quả của lời nói dối trắng trợn.

Cuộc điều tra toàn cảnh về cuộc chiến tranh Iraq mà hãng tin BBC thực hiện còn cho biết, một điệp viên Iraq với mật danh "Curveball", người từng tuyên bố chứng kiến Chính phủ Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt thừa nhận, cơ sở của cuộc tấn công xâm lược Iraq chính bởi “lời nói dối” của mình.

August Hanning, Giám đốc cơ quan tình báo Đức cho biết, "Curveball" có tên thật là Rafed Al Janabi. Đây chính là kẻ nói với cơ quan tình báo Đức rằng, y đã chứng kiến việc sản xuất vũ khí hóa học và sinh học của chế độ Saddam. Thông tin này đã được tình báo Đức và Anh thông qua nhưng vẫn lo ngại về độ tin cậy.

Vào thời điểm đó, ngay cả Tyler Drumheller, Giám đốc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) khu vực châu Âu cũng đã đưa ra cảnh báo về độ xác thực trong thông tin mà "Curveball" cung cấp, đồng thời gửi báo cáo cho George Tenet, lúc đó là giám đốc CIA. Tuy nhiên, ông Tenet không tiếp nhận thông tin cảnh báo mà đồng nghiệp cung cấp.

 
Hao người, tốn của kèm theo bất ổn leo thang là những gì phương Tây để lại trên lãnh thổ Iraq.

Ngay cả Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức cũng cho biết, các đồng nghiệp Mỹ của ông cũng đã nhận được cảnh báo về độ xác thực của thông tin. Tuy nhiên, vì một lý do nào nó, những cảnh báo này hoàn toàn không phát huy được hiệu quả.

Trong khi đó, trả lời câu hỏi “Thực tế, chúng ta đã gây ra cuộc chiến tranh Iraq dựa trên chính lời nói dối của ông?” của phóng viên BBC, "Curveball" không ngần ngại thừa nhận là “Đúng”.

Ngoại trưởng Iraq Naji Sabri và người đứng đầu cơ quan tình báo Tahir Habbush al-Tikriti cho biết, họ đã bí mật tiết lộ với CIA và MI6 rằng, Iraq không theo đuổi các chương trình chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng những thông tin đó hoàn toàn không được ghi nhận.

 
Máu đổ trên lãnh thổ Iraq là "sự lựa chọn" chứ không thực sự cần thiết.

Trịnh Duy

Theo Infonet

Trịnh Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm