![]() |
Katrina là một trong những cơn bão có sức tàn phá lớn nhất với nước Mỹ, khiến gần 2.000 người thiệt mạng và 85% diện tích New Orleans chìm trong biển nước. Hậu quả của cơn bão là một thành phố đổ nát, thiệt hại khoảng 80 tỷ USD, cuộc khủng hoảng vô gia cư và vấn đề chăm sóc sức khỏe trẻ em. Dù gây ra sức tàn phá khủng khiếp, trận siêu bão cũng mang đến một điểm lợi khác cho New Orleans. Trước bão, hàm lượng chì trong đất ở thành phố này tương đối cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em. Sau khi bão ập vào, nước lũ làm giảm 39% nồng độ chì trong đất. Nói cách khác, thiên tai đã giúp những đứa trẻ sinh ra sau bão khỏe mạnh hơn nhờ hàm lượng chì trong đất giảm. |
![]() |
Ngày 13/4/1919, thực dân Anh thực hiện vụ thảm sát Amritsar ở thủ phủ Amritsar, phía bắc Ấn Độ, khiến 400 người biểu tình Ấn Độ thiệt mạng. Thảm kịch này gây chấn động đất nước Nam Á, nhưng nó cũng là một trong các nguyên nhân giúp Ấn Độ giành độc lập sau này. Trước vụ thảm sát, người anh hùng Mahatma Gandhi từng ủng hộ Anh trong Thế chiến I để mong giành một ít tự chủ cho nước Ấn. Tuy nhiên sau vụ giết người, ông quay lưng với người Anh và ủng hộ quyết liệt việc giành độc lập cho Ấn Độ. Nhờ sự chỉ đạo của Gandhi, người dân nước này thực hiện cuộc kháng chiến chống thực dân Anh và giúp Ấn Độ thoát khỏi thời kỳ đô hộ. |
![]() |
Năm 1845, nhà thám hiểm người Anh John Franklin thực hiện hành trình tìm ra lối thông Tây Bắc để mở tuyến đường mới cho thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, chuyến đi này thất bại và Franklin mất tích cùng đoàn thuyền. Dẫu vậy, nhờ thất bại của Franklin, người châu Âu đã tìm ra Bắc Cực và Nam Cực. Khi nghe tin đoàn thám hiểm của Franklin gặp nạn, chính phủ Anh tài trợ nhiều chuyến thám hiểm để tìm kiếm ông. Qua nhiều năm, các cuộc tìm kiếm này mang lại kết quả ngoài mong đợi, như việc tìm thấy lối thông Tây Bắc (đường thủy nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương ở phía bắc Canada) và các nguồn tài nguyên ở vùng cực. |
![]() |
Cả 2 thảm họa hạt nhân Chernobyl và Fukushima đều gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường sống trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng 2 thảm kịch này cũng mang lại lợi ích ngoài dự kiến là giúp bảo tồn động vật hoang dã trong vùng. Theo một số nghiên cứu, thảm họa Fukushima giúp các nhà khoa học tìm ra đàn cá ngừ vây xanh quý hiếm nhờ chất phóng xạ trong cơ thể của chúng. Việc này giúp các nhà bảo tồn bảo vệ cá ngừ vây xanh trước khi chúng hoàn toàn biến mất. Trong khi đó tại Chernobyl, nhờ việc bỏ hoang khu vực nhiễm xạ, nhiều loài động vật quý hiếm đã quay trở lại và phát triển nhanh về số lượng. |
![]() |
Năm 1860, 2 nhà thám hiểm châu Âu Burke và Wills thực hiện hành trình khám phá Australia. Tuy nhiên, chuyến đi của họ thất bại thảm hại, khiến cả Burke, Wills và 7 người khác thiệt mạng. Tuy vậy, chuyến thám hiểm cũng mang đến những thành quả to lớn cho khoa học nhân loại. Trên đường đi, Hermann Beckler, bác sĩ trong đoàn, cũng là một nhà nghiên cứu thực vật, đã thu thập 45 mẫu thực vật hoàn toàn mới. Nhờ công lao của Beckler, khoa học hiện đại mới biết đến những loài cây kỳ lạ ở châu Úc. |
10 thảm kịch kinh hoàng đêm Giáng sinh (kỳ 2)
4
Khói lửa chiến tranh, tai nạn tàu hỏa, thảm sát hàng loạt nối dài tấn bi kịch đêm Noel định mệnh, gây chấn động cả một thành phố, một đất nước hay cả thế giới.
Thảm kịch trên tàu sân bay Mỹ thời chiến tranh Việt Nam
12 3
Một quả tên lửa trên boong tàu sân bay USS Forrestal của Mỹ bất ngờ khai hỏa vào năm 1967, gây ra những vụ nổ liên tiếp khiến 134 người thiệt mạng, hàng chục máy bay bị phá hủy.
10 thảm kịch kinh hoàng xảy ra đêm Giáng sinh
5 3
Thảm sát cả gia đình, không tặc tại Algeria, giẫm đạp chấn động nước Mỹ là những tấn bi kịch xảy ra trong đêm Noel.