Cử tri ủng hộ bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ đối lập (NLD) ăn mừng khi một phần kết quả được công bố trên truyền hình bên ngoài trụ sở của đảng ở Yangon. Theo BBC, kết quả chính thức đầu tiên về cuộc tổng tuyển cử lịch sử ở Myanmar sẽ được công bố vào 9h ngày 9/11 theo giờ địa phương, tức 9h30 sáng nay theo giờ Hà Nội. |
Người dân xếp hàng chờ tới lượt bỏ phiếu. Đây là cuộc tổng tuyển cử dân chủ đầu tiên ở Myanmar trong nhiều thập niên qua. Hơn 30 triệu triệu cử tri cả nước chọn ra các ghế trong quốc hội. Tổng thống sẽ được Quốc hội bầu ra theo Hiến pháp năm 2008. |
Đối với nhiều người, đây là lần đầu tiên trong đời, họ được tham gia sự kiện chính trị trọng đại này. Thể chế chính trị ở Myanmar có sự thay đổi từ năm 2011 nhưng quân đội vẫn chiếm 25% số ghế trong Quốc hội mà không cần bầu cử. Họ có quyền phủ quyết những yêu cầu đòi thay đổi Hiến pháp năm 2008 do giới chức quân sự soạn thảo. |
Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng NLD, tới địa điểm bỏ phiếu. Nhiều người cho rằng đảng của bà Suu Kyi sẽ giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử lần này. Tuy nhiên, chồng và con bà Aung San Suu Kyi mang quốc tịch Anh nên lãnh đạo NLD không đủ điều kiện để trở thành tổng thống Myanmar theo hiến pháp. |
Người thân đưa cụ bà 95 tuổi tới điểm bỏ phiếu tại Mandalay. |
Một cụ bà khác khoe những ngón tay còn dính mực sau khi bỏ phiếu. Lần tổng tuyển cử gần nhất ở Myanmar diễn ra năm 1990 với phần thắng áp đảo nghiêng về đảng NLD. Tuy nhiên, chính quyền quân sự đã hủy bỏ kết quả bỏ phiếu và không tiến hành bầu cử trong suốt 2 thập niên. |
Một cậu bé mang theo bức tượng bà Aung San Suu Kyi, biểu tượng cho dân chủ ở Myanmar. Bà từng bị giam lỏng tới 15 năm. Bà Suu Kyi được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991 nhưng không thể nhận giải vì đang bị quản thúc. |
Các tình nguyện viên kiểm phiếu tại một điểm bầu cử tại trung tâm Yangon. Hàng chục ngàn quan sát viên quốc tế đã tới Myanmar để theo dõi quá trình bầu cử. Đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) cầm quyền không cần giành số phiếu quá lớn để chiếm ưu thế. Đây là đảng phái chính trị được giới chức quân sự hậu thuẫn. Họ có thể liên minh với 25% số ghế mà quân đội nắm giữ để chiếm phần lớn số ghế trong quốc hội. |