Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bà Suu Kyi cùng người dân đi bỏ phiếu cuộc bầu cử lịch sử

Sáng 8/11, thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi đã cùng khoảng 30 triệu người dân Myanmar tham gia cuộc bầu cử tự do đầu tiên sau 25 năm nhằm bầu ra quốc hội mới.

Người dân xếp hàng chờ đến lượt bỏ phiếu tại một điểm bầu cử ở thành phố Yangon. Ủy ban bầu cử ước tính khoảng 30 triệu cử tri (so với tổng dân số hơn 52 triệu người) sẽ tham gia cuộc bầu cử năm nay. Ảnh: AFP
Cử tri xếp hàng chờ bỏ phiếu ở thủ đô. Thời gian bỏ phiếu bắt đầu từ 6h (giờ địa phương) và kết thúc lúc 16h cùng ngày. Lần gần nhất Myanmar tổ chức tổng tuyển cử là vào năm 2010. Tuy nhiên, phương Tây chỉ trích cuộc bầu cử khi đó là không công bằng và thiếu tự do. Ảnh: CNA
Những cử tri trẻ đi bỏ phiếu tại Yangon. Họ sẽ chọn ra các đại biểu quốc hội từ khoảng 6.000 ứng cử viên đến từ 93 đảng phái chính trị ở Myanmar. Các đại biểu chạy đua cho 1.142 ghế ở quốc hội và các hội đồng địa phương. Ảnh: AFP
Người đàn ông khoe ngón tay với vết mực sau khi bỏ phiếu. Hai đảng phái chính thu hút mối quan tâm trong cuộc bầu cử là đảng Liên minh Đoàn kết và Phát triển (USDP) của Tổng thống Thein Sein và đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) của lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi. Ảnh: Reuters
Một cô gái cười tươi khi bỏ lá phiếu tại điểm bầu cử. Đảng NLD được dự đoán sẽ giành chiến thắng nhưng chưa rõ tỷ lệ. Ảnh: AFP
Trưa 8/11, bà Aung San Suu Kyi đến điểm bỏ phiếu trong vòng vây chào đón của người dân. Bà từng có nhiều năm tranh đấu vì dân chủ và bị giam lỏng tại gia. Ảnh: Reuters
Trước cuộc bầu cử, bà Suu Kyi tự tin rằng đảng của bà sẽ giành chiến thắng. Sau đó, bà sẽ chỉ định một người trở thành tổng thống, trong khi bà "vượt lên cả tổng thống". Theo hiến pháp, bà Suu Kyi không thể trở thành tổng thống do có con mang quốc tịch nước ngoài. Ảnh: CNA
Ông Tin Oo, đồng sáng lập đảng NLD, đến bỏ phiếu tại một trường học ở Yangon. Ông chính là ứng viên tiềm năng cho chức tổng thống kế tiếp ở Myanmar. Ảnh: CNA
Một quan sát viên từ Liên minh châu Âu (EU) quan sát quá trình bỏ phiếu. EU đã cử 30 chuyên viên đến giám sát cuộc tổng tuyển cử ở Myanmar, dự kiến công bố báo cáo vào ngày 10/11. Ảnh: CNA
Đông đảo phóng viên trong và ngoài nước đến đưa tin về cuộc bầu cử lịch sử ở Myanmar. Ảnh: CNA

30 triệu cử tri Myanmar đi bỏ phiếu trong kỳ bầu cử lịch sử

Hơn 30 triệu cử tri Myanmar bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tự do đầu tiên ở nước này sau 25 năm.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm