Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

SLIDING

Những hãng di động nổi tiếng đã rút khỏi Việt Nam

LG, Motorola, HTC từng là những hãng di động nổi tiếng, được người dùng Việt săn đón. Tuy nhiên, những chiến lược sai lầm, chậm đổi mới đã khiến các hãng này nhận thất bại.

LG, Motorola, HTC từng là những hãng di động nổi tiếng, được người dùng Việt săn đón. Tuy nhiên, những chiến lược sai lầm, chậm đổi mới đã khiến các hãng này mất dần chỗ đứng trong cuộc chiến khốc liệt của ngành smartphone.

Hang di dong rut khoi Viet Nam anh 1

1. HTC

HTC từng là một trong những cái tên hùng mạnh trên thị trường di động. Năm 2011, công ty này đứng vị trí thứ 3 sau Samsung và Apple. Những smartphone của HTC có hiệu năng tốt và giá bán hợp lý. Nhà sản xuất Đài Loan đã gây được tiếng vang lớn với các mẫu smartphone như One X, One M7 hay One M8.

Hang di dong rut khoi Viet Nam anh 2

Đến năm 2012, lãnh đạo HTC đã thay đổi chiến lược kinh doanh, không sản xuất smartphone giá rẻ, xây dựng thương hiệu cao cấp. Kế tiếp, hãng đã mạo hiểm khi trang bị hệ điều hành Windows Phone lên smartphone của mình. Chính những chiến lược kinh doanh sai lầm liên tiếp đã khiến HTC nhận thất bại. Hiện tại, công ty này đã bán hàng loạt công nghệ cho Google, hãng chỉ tập trung vào mảng VR.

Hang di dong rut khoi Viet Nam anh 3

2. LG

Đây là thương hiệu smartphone lớn trên phạm vi toàn cầu. Những smartphone của gã công nghệ khổng lồ Hàn Quốc được đánh giá có khả năng hiển thị tốt và camera chất lượng. Đặc biệt, sản phẩm LG còn gây chú ý với thiết kế khác biệt như G2 có cụm nút nguồn, chỉnh âm lượng đặt ở mặt lưng. Mẫu V20 (ra mắt cuối năm 2016) sở hữu màn hình phụ ở góc phải để hiện thông báo và nút điều khiển.

Hang di dong rut khoi Viet Nam anh 4

Năm 2015, lỗi đột tử trên G4 đã báo hiệu cho những sóng gió sắp đến với LG. Đến LG G5, cho thấy hãng đã cố gắng với ý tưởng thêm vào các module bổ sung chức năng nhưng tính thực tế không cao. Bên cạnh đó, dòng LG V cũng mang lại kết quả không như mong đợi. Ngày 5/4, LG tuyên bố sẽ rút khỏi thị trường smartphone, tập trung vào các lĩnh vực khác như nhà thông minh, robot hay linh kiện xe điện.

Hang di dong rut khoi Viet Nam anh 5

3. Motorola

Thương hiệu smartphone Mỹ xuất hiện ở Việt Nam từ cuối năm 2011 với mẫu Razr. Sau đó, hãng bị Lenovo mua lại. Đến năm 2015, Motorola đã giới thiệu 5 mẫu smartphone gồm Moto X Play, Moto X Style, Moto X cùng thế hệ thứ hai của Moto G và Moto E với giá bán trải dài từ 2,6-13,3 triệu đồng.

Hang di dong rut khoi Viet Nam anh 6

Những sản phẩm mang thương hiệu Motorola có kiểu dáng mỏng nhẹ, chạy Android gốc và pin tốt. Tuy nhiên, cũng giống như HTC hay LG, Motorola khá chậm chân trong việc cải tiến công nghệ và thụt lùi so với các đối thủ.

Hang di dong rut khoi Viet Nam anh 7

4. Huawei

Huawei từng là tên tuổi nổi bật trên thị trường smartphone Việt. Những mẫu smartphone tầm trung của hãng có cấu hình tốt, thiết kế bắt mắt. Trong khi đó, smartphone dòng cao hơn như P, Mate được người dùng yêu thích nhờ camera chất lượng, khả năng sạc siêu nhanh.

Hang di dong rut khoi Viet Nam anh 8

Tình hình kinh doanh của Huawei tại Việt Nam gặp khó khăn từ khi hãng bị đưa vào danh sách đen của Mỹ. Smartphone Huawei không được sử dụng các dịch vụ Google. Hiện tại, hãng chỉ kinh doanh laptop, tai nghe và một số sản phẩm smarthome ở Việt Nam.

Hang di dong rut khoi Viet Nam anh 9

5. Meizu, Infocus, ZTE, Intex, Obi và Wiko

Từ năm 2014 - 2016, hàng loạt thương hiệu di động tiến vào Việt Nam như Meizu, Infocus, ZTE (Trung Quốc), Intex (Ấn Độ), Obi Worldphone (Mỹ) và Wiko (Pháp). Điểm chung của những thương hiệu trên đến từ việc tập trung vào smartphone giá rẻ. Các ông lớn như Samsung, Oppo đã chiếm thị phần quá lớn, chi mạnh tay cho quảng bá hình ảnh, những hãng ít tên tuổi hơn gặp khó khăn về cả ngân sách lẫn thương hiệu. Vì thế, không quá bất ngờ khi Meizu, Infocus, ZTE, Intex, Obi và Wiko nhanh chóng rút khỏi Việt Nam.

Song Tử

Bạn có thể quan tâm