Những vụ bạo động phản đối quy định bị cho là hà khắc của Chính phủ Hy Lạp bắt đầu nổ ra thường xuyên tại Athens vào năm 2010. Trong ảnh: Cảnh sát chống bạo động Hy Lạp đang thực hiện nhiệm vụ. Phía sau họ là bức tường tại một ngân hàng, trên đó ghi dòng chữ với nội dung: "IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) hãy biến đi". |
Cảnh sát canh gác phía bên ngoài một khách sạn tại Athens trong cuộc biểu tình đã nổ ra ở Hy Lạp khi một người được hưởng lương hưu tại quốc gia này tự tử do khủng hoảng kinh tế. Hy Lạp cắt giảm tới 60% tiền lương hưu của người dân. |
Đảng cánh tả Hy Lạp tuyên bố sẽ không cân nhắc bất kỳ hành động nào gây ảnh hưởng tới giá trị cổ phiếu của các ngân hàng. |
Các chủ thể kinh tế đang đẩy mạnh việc rút vốn khỏi ngân hàng Hy Lạp do lo ngại Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ ngưng hỗ trợ nước này. |
"Sớm thôi, IMF sẽ đẩy toàn bộ dân tộc Hy Lạp vào tù" là nội dung một graffiti khác ở Athens. |
Những nhà máy bị bỏ hoang ở vùng ngoại ô Athens tràn ngập các graffiti về chủ đề khủng hoảng kinh tế cũng như vận mệnh của đất nước. |
Hy Lạp có thể sẽ phải trải qua quá trình "Grexit", thuật ngữ kinh tế ám chỉ việc nước này rút khỏi khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Bức tranh trong hình mang tên "Cái chết của đồng euro", do họa sĩ Pháp Goin vẽ. |
Bức vẽ trên tường ví von đồng euro như một quả lựu đạn. |
Graffiti hình ảnh một người phụ nữ cố giữ những đồng euro của mình. |
Flip, một nghệ sĩ đường phố, đưa ra cảnh báo: "Hy Lạp sẽ phải một mình đương đầu với phần còn lại của châu Âu cũng như thế giới". |