Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những giai đoạn củng cố an ninh hàng không hậu khủng bố 11/9

Sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001, Mỹ và các nước phương Tây lập tức ban hành những biện pháp thắt chặt an ninh tại các sân bay trên toàn thế giới.

Nhân viên an ninh sân bay Mỹ kiểm tra hành khách. Ảnh: Getty Images
Nhân viên an ninh sân bay Mỹ kiểm tra hành khách. Ảnh: Getty Images

Từ năm 2002: Phần lớn các nước quy định kiểm tra bắt buộc đối với toàn bộ hành khách và hành lý, chứ không còn kiểm tra ngẫu nhiên như giai đoạn trước khi cuộc tấn công ngày 11/9/2001 xảy ra. Mỹ và các nước châu Âu cũng áp dụng nghiêm ngặt việc kiểm tra hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không, kiểm soát nhân viên bay và nhân viên mặt đất, quản lý quyền truy cập các vùng nhạy cảm ở sân bay và chất lượng máy móc giám sát. Cơ quan hàng không Mỹ thậm chí còn áp dụng kiểm tra sinh trắc học.

Tháng 11/2006: Sau khi cơ quan an ninh Anh chặn đứng một âm mưu khủng bố do của phần tử Hồi giáo cực đoan muốn cho nổ tung máy bay đi qua Đại Tây Dương với chất nổ lỏng, Liên minh châu Âu (EU) cấm hành khách mang theo trên 100ml chất lỏng trong hành lý xách tay của họ, bao gồm cả dầu gội đầu và kem đánh răng. 

EU tiếp tục gia hạn lệnh cấm này vào năm 2010. Giới quan sát cho biết lệnh cấm có thể kết thúc khi các nước đủ khả năng triển khai công nghệ phân tích chất lỏng tại các sân bay

Năm 2009: Washington kêu gọi các hãng hàng không và sân bay trên toàn thế giới tăng cường an ninh sau khi giới tình báo và an ninh Mỹ phát hiện một cuộc tấn công khủng bố nhắm vào một chuyến bay từ Amsterdam (Hà Lan) đến Detroit (Mỹ). Lực lượng an ninh đã sơ tán hành khách ngay tại thời điểm họ lên máy bay. Kể từ đây, các chính phủ tăng cường kiểm soát hành lý xách tay của hành khách.

Vụ khủng bố 11/9 qua những bức ảnh không thể quên

Chuỗi tấn công kinh hoàng ngày 11/9/2001 gây chấn động nước Mỹ, dẫn tới hàng loạt những thay đổi trên quy mô toàn cầu về quân sự, chính trị và ngoại giao.

Nhân viên TSA tại khu vực kiểm tra an ninh ở sân bay quốc tế Miami. Ảnh: AFP
Nhân viên TSA tại khu vực kiểm tra an ninh ở sân bay quốc tế Miami. Ảnh: AFP

Tháng 11/2011: EU thông qua quy định cho phép sử dụng máy quét cơ thể tại các sân bay. Tuy nhiên, chính sách này không bắt buộc áp dụng đối với tất cả các nước trong khối, chỉ có một số sân bay tại những thành phố lớn như London đặt các máy quét này ở khu vực kiểm tra an ninh tại sân bay.

Ngày 25/4/2013: Cơ quan An ninh vận tải Hoa Kỳ (TSA) chính thức cho phép hành khách mang theo dao nhỏ lên máy bay kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9.Theo quy định của TSA, người dân chỉ có thể mang một con dao có lưỡi dài không quá 6 cm và rộng không quá 1,27 cm lên máy bay. Quyết định nới lỏng lệnh cấm cũng áp dụng với gậy đánh bida, gậy trượt tuyết, gậy khúc côn cầu và vợt đánh bóng. Liên minh Tiếp viên hàng không, tổ chức đại diện cho gần 90.000 tiếp viên hàng không trên khắp nước Mỹ, từng phản đối gay gắt quyết định này của TSA.

Đầu tháng 7/2014: Mỹ tuyên bố tăng cường an ninh ở các sân bay tại Trung Đông và châu Âu vốn là nơi nơi các chuyến bay trực tiếp đến Mỹ khởi hành. Washington lo ngại các nhóm Hồi giáo cực đoan có thể phát triển vật liệu nổ mới và lách qua được hàng rào an ninh mà không bị phát hiện. Các nhóm khủng bố như nhánh al-Qaeda ở bán đảo Ả rập (AQAP) hoặc Nhà nước Hồi giáo (IS), những nhóm phiến quân ở Syria, Libya gia tăng hoạt động trong khu vực vào giai đoạn này.

Ngày 6/7/2014, TSA thông báo cấm hành khách mang điện thoại di động trong những chuyến bay đến Mỹ xuất phát từ các sân bay châu Âu, Trung Đông và châu Phi nếu họ chưa sạc đầy pin điện thoại. Sở dĩ có lệnh cấm này vì giới chức Mỹ lo ngại một chiếc di động, máy tính bảng, laptop hoặc các thiết bị điện tử có thể trở thành quả bom của những nhóm phiến quân.

Sau cảnh báo của Mỹ, các nước châu Âu lần lượt thông báo củng cố và thắt chặt kiểm soát an ninh. Anh là nước dẫn đầu trong kế hoạch này với yêu cầu nhân viên an ninh sân bay giảm tỷ lệ kiểm tra ngẫu nhiên và kiểm soát hành khách thật chặt chẽ, bao gồm kiểm tra cả giầy của hành khách.

New York đổi thay trước và sau thảm họa 11/9/2001

Vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 khiến tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới, biểu tượng của New York và nước Mỹ, sụp đổ hoàn toàn trong vài giờ ngắn ngủi.

Ký ức kinh hoàng về vụ khủng bố 11/9/2001

"Trong những ngày đầu tiên, chúng tôi nghĩ rằng đội cứu hộ sẽ tìm thấy người còn sống mắc kẹt trong đống đổ nát, nhưng phép lạ đã không bao giờ đến", một phóng viên nói.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm