Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những đường băng nguy hiểm nhất thế giới

An toàn hoặc xuống biển, bất cứ phi công nào cũng phải thực sự cẩn thận khi cất hạ cánh ở những đường băng trong danh sách này.

1. Sea Ice Runway, Nam Cực

Cảm giác cất cánh trên một đường băng có thể tan vỡ bất cứ lúc nào sẽ chẳng bao giờ là dễ chịu. Tại Nam Cực, tất cả các máy bay muốn cất - hạ cánh đều phải được giảm tải đến tối đa và phi công thì cần có đủ trình độ để thực hiện những cú đáp "nhẹ nhàng" nhất có thể. Đôi khi, những đường băng nơi đây bị tan ra và khiến các chuyến bay phải định tuyến lại hoặc hủy bỏ.

2. Gibraltar Airport, Gilbralta

Dù chưa từng xảy ra tai nạn lớn nào nhưng việc cho đường băng chạy cắt ngang qua tuyến đường bộ này ở Gibraltar cũng đủ để khiến hành khách thấy lo lắng. Đặc biệt là khi những rào chắn hai bên đường nhằm ngăn dòng xe cộ khi có máy bay cất/hạ cánh có vẻ cực kỳ sơ xài.Theo đó, nhiều người cho biết họ thậm chí còn thấy mừng khi máy bay phải hạ xuống ở nơi khác do điều kiện thời tiết xấu, bất chấp việc phải di chuyển xa hơn.

 

3. Madeira Airport, Bồ Đào Nha

Đừng cảm thấy lạ nếu bạn thấy máy bay bẻ lái gấp khi hạ cánh xuống Madeira, bởi lẽ các đường băng nơi đây là quá ngắn. "Đó là một chuyến đi đáng sợ đúng nghĩa, các phi công cần phải cực kỳ kinh nghiệm mới dám hạ cánh tại đây" - Chia sẻ của một thành viên trên diễn đàn Pyrex.

4. Qamdo Bamda Airport, Tây Tạng

 Mặc dù có đường băng dài tới 3,5 dặm (5,6 km), song sân bay Qamdo Bamda vẫn thực sự là thử thách cân não cho các phi công. Tất cả là bởi nó tọa lạc trên độ cao 4,3 km so với mực nước biển - nơi không khí rất loãng và khiến chuyến bay trở nên trúc trắc hơn rất nhiều.

5. Juancho E. Yrausquin Airport, Saba Island

Không có chỗ cho những sai lầm tại sân bay Juancho E. Yrausquin Airport, thuộc đảo Saba, phi công chỉ có thể hạ cánh an toàn trên mặt đất hoặc lao xuống biển. Vậy nên chỉ có những cơ trưởng kinh nghiệm nhất mới được phép hạ cánh nơi đây, có vẻ điều này cũng là lý do khiến nó chưa từng chứng kiến tai nạn nào quá nghiêm trọng.

6. Kai Tak Airport, Hong Kong

 Điều may mắn là sân bay Kai Tak đã ngừng hoạt động từ năm 1998 - đó chắc chắn là một tin rất vui cho giới phi công. Trước đó, họ luôn bị yêu cầu phải cho máy bay bay rất thấp và chuyển hướng gấp ở cuối đường băng. Theo đó, những hành khách từng đến xứ Cảng thơm trước năm 1998 đều chẳng vui vẻ gì khi di chuyển bằng máy bay.

7. Matekane Air Strip, Lesotho

 Nói một cách tương đối chính xác thì việc cất cánh ở Matekane Air Strip giống như khi bạn chơi môn tàu lượn: Thay vì cất cánh hướng lên trên như thông thường, máy bay tại đây sẽ bị  "quẳng" xuống khe núi trước khi có thể vận hành theo đúng thông lệ. Tuy nhiên, đường băng này chủ yếu để cung cấp trang thiết bị y tế và từ thiện cho người dân nơi đây nên khách du lịch có thể yên tâm hơn đôi chút vì họ không sử dụng nó.

8. Eagle County Regional Airport in Vail, Colorado, Mỹ

 Đây là một trong những sân bay nguy hiểm nhất xứ cờ hoa cũng như trên toàn thế giới. Địa hình cao, thời tiết xấu, đặc biệt là vào mùa đông khiến cho nó trở thành điểm đến không được ưa thích của giới phi công. Tuy nhiên, việc du lịch ở nơi đây lại khá thú vị.

9. Narsarsuaq Airport, Greenland

Việc hạ cánh ở Greenland là ác mộng với bất cứ khách du lịch nào, nơi máy bay của họ sẽ phải tiếp cận đường băng qua một vịnh hẹp và phải chuyển hướng 90 độ để giữ mình vẫn còn trên mặt đất. Những cơn gió mạnh và thậm chí là cả những tảng băng trôi xuất hiện trên đường bay chính là mối nguy thường trực mà bất cứ ai cũng cảm thấy lạnh mình.

10. Ketchikan International Airport, Alaska

Đường băng ngắn, gần núi và biển là những nguyên nhân khiến Ketchikan International Airport trở thành một sân bay nguy hiểm bậc nhất. Bên cạnh đó, thời tiết với gió mạnh và mưa lớn cũng khiến việc tiếp đất ở đây gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều người nói đùa rằng họ cảm thấy chuyến du lịch hoang dã của mình đã thực sự bắt đầu ngay từ khi còn ngồi trên máy bay.

Vũ Vũ

Theo BusinessInsider/ Tri Thức

Bạn có thể quan tâm