Hai công trình trọng điểm của Bình Thuận là cao tốc Dầu Dây - Phan Thiết và sân bay Phan Thiết sẽ hoàn thiện trong cuối năm nay. Trong khi đó, loạt dự án hạ tầng khác cũng gấp rút triển khai theo kế hoạch. Điều này khiến nơi đây tiếp tục giữ vững vị thế trên đường đua thị trường bất động sản nghỉ dưỡng.
Sân bay Phan Thiết
Ngày 31/12/2021, UBND tỉnh Bình Thuận có văn bản yêu cầu đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cảng hàng không Phan Thiết vào cuối năm nay. Điều này cho thấy việc sân bay về đích đúng thời hạn là điều khả thi, tạo niềm tin lớn cho nhà đầu tư khi chuyển dịch về thị trường Bình Thuận.
Tuy phát triển du lịch từ sớm song Bình Thuận chưa thể vượt một số điểm đến du lịch trong nước như Nha Trang, Đà Nẵng hay Phú Quốc do không có sân bay, khiến mất đi lượng khách lớn từ các vùng miền Bắc. Do đó, sân bay Phan Thiết được xem là động lực tăng trưởng mạnh mẽ của nền du lịch, bổ sung hàng chục triệu lượt du khách nội địa mỗi năm.
Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết
Cuối tháng 12/2021, ban quản lý dự án Thăng Long cho biết tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết có khả năng về đích sớm khoảng 1-3 tháng, dự kiến hoàn thiện vào cuối năm nay. Khi có cao tốc, quãng đường từ TP.HCM đến Kê Gà còn gần 2 giờ và Phan Thiết là khoảng 2,5 giờ.
Do cùng thời điểm hoàn thiện, sân bay Phan Thiết và cao tốc Dầu Dây - Phan Thiết được dự đoán là “sóng lớn” cho thị trường bất động sản Bình Thuận cuối năm nay.
Anh Hoàng Minh Dũng (45 tuổi, nhà đầu tư tại Hà Nội) chia sẻ: “Thời điểm thông xe cao tốc và sân bay, bất động sản khu vực sẽ thiết lập giá mới. Do đó, giai đoạn chờ hạ tầng là thời điểm thích hợp để đầu tư”.
Hai tuyến đường ven biển
Tháng 11/2020, Bình Thuận cũng khởi công 2 tuyến đường ven biển quốc gia gồm dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT.719 đoạn Kê Gà đi La Gi, dự kiến hoàn thiện tháng 4.2023; và làm mới đường ven biển ĐT.719B đoạn Phan Thiết - Kê Gà, dự kiến khai thác đầu năm 2024. Đây là 2 trong những tuyến đường ven biển đẹp nhất Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong liên kết vùng, đưa Bình Thuận trở thành trọng điểm du lịch trên cung đường biển phía nam.
Kê Gà sở hữu lợi thế bãi biển dài và đẹp. |
Sân bay Long Thành
Cảng hàng không quốc tế Long Thành cũng được đẩy nhanh tiến độ, đặt mục tiêu hoàn thành toàn bộ dự án trong quý I/2025. Sân bay Long Thành được dự báo là nhịp sóng thứ hai của thị trường Bình Thuận trong giai đoạn 2024-2025.
Cách Kê Gà, Bình Thuận 1 giờ di chuyển, sân bay quốc tế Long Thành là một trong những sân bay lớn nhất cả nước, là đầu mối hàng không tiếp nhận toàn bộ chuyến bay của các nước trên thế giới khi đến Việt Nam. Do đó, du khách quốc tế có thể đến thẳng Bình Thuận mà không cần nối chuyến, đồng thời lịch bay cũng linh hoạt, dễ dàng hơn các điểm đến khác.
Đại diện CBRE nhận định đây sẽ là lực đẩy cho Bình Thuận bởi điều tỉnh này còn thiếu là sân bay quốc tế. Trong đó, những khu vực nằm cách sân bay 1-2 tiếng di chuyển bằng ôtô sẽ được hưởng lợi.
Đánh giá về thị trường Bình Thuận, đại diện Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết Bình Thuận hấp dẫn, bài bản từ quy hoạch cao tốc, cầu cảng, sân bay tương hỗ lẫn nhau tạo giá trị cao cho phát triển đô thị và hạ tầng du lịch. Bình Thuận đi đúng hướng và đang thu hút mạnh các nhà đầu tư, nhà phát triển dự án.
Hiện nay, dọc dải duyên hải Bình Thuận có hàng trăm dự án tăng tốc triển khai, nổi bật là đô thị nghỉ dưỡng - giải trí - thể thao biển Thanh Long Bay, tọa lạc tại mũi Kê Gà.
Thanh Long Bay là một trong những dự án nổi bật tại Kê Gà, Bình Thuận. |
Thanh Long Bay sở hữu 2 km mặt tiền biển, theo mô hình trung tâm thể thao biển mang tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp định hướng du lịch của tỉnh Bình Thuận. Dự án có quy mô 90 ha với 12 phân khu cùng hơn 1.000 tiện ích, phục vụ đa dạng nhu cầu từ vui chơi, giải trí, mua sắm, nghỉ dưỡng đến thể thao biển cùng nhiều sản phẩm nghỉ dưỡng như nhà phố biển, căn hộ biển, mini hotel, biệt thự biển…
Tổ hợp này đang gấp rút triển khai giai đoạn I. Nhiều nhà đầu tư chú ý Thanh Long Bay trong giai đoạn hạ tầng còn sơ khởi để đón đầu tiềm năng sinh lời.
Bình luận