Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những dấu mốc tạo nên thị trường Internet Trung Quốc

Không ở quốc gia nào, Internet phát triển nhanh và mạnh như Trung Quốc nhưng đây cũng là nơi thông tin trên mạng bị kiểm suyệt gắt gao bậc nhất thế giới.

Trong khi Internet phát triển và được đón nhận ở phương Tây, nó lại chịu nhiều rào cản khi tiếp cận với phương Đông, cụ thể là ở Trung Quốc. Vào năm 1995, ở Mỹ có tới 20 triệu người dùng Internet, trong khi Trung Quốc chỉ có hơn 6.000.

Tuy nhiên đến nay, Trung Quốc đã có hơn 800 triệu người dùng web. Họ dành hơn 4 tiếng mỗi ngày để online, cho các hoạt động như shopping, chơi game, mạng xã hội, xem video... Để đạt được kết quả như vậy, Internet đã có nhiều khoảng thời gian thăng trầm trong sự phát triển ở quốc gia tỷ dân.

Khởi đầu khó khăn

Kết nối đầu tiên của Trung Quốc với web trên toàn thế giới là đường truy cập 64K do nhà cung cấp Sprint, Mỹ vận hành. Được thành lập bởi các nhà khoa học trực thuộc nhà Nước vào ngày 20/4/1994, kết nối này được chính phủ ca ngợi là cột mốc hoành tráng, một trong những thành tựu công nghệ quan trọng nhất của Trung Quốc trong năm đó.

Nganh cong nghiep Internet tai Trung Quoc anh 1
Một quán cafe Internet ở Bắc Kinh vào năm 1999. Ảnh: AP.

Internet không thực sự dành cho người dân thường đến khi những gã khổng lồ Internet đầu tiên của Trung Quốc tham gia cuộc chơi vào năm 1998. Trong năm này, NetEase ra mắt dịch vụ email miễn phí đầu tiên của Trung Quốc là 163.net.

Sohu tạo ra công cụ tìm kiếm “made in China” đầu tiên trong nước, trong khi Sina tạo ra Weibo. Năm 1999, lượng người dùng Internet tại Trung Quốc tăng gấp 4 lần.

Tuy nhiên, không có sản phẩm nào trong số đó đạt đến đỉnh cao của Tencent QQ messenger. Những người đầu tiên sử dụng ứng dụng này là sinh viên đại học và công nhân cổ cồn trắng, nhưng sau đó đã phổ biến cho hơn 1,3 tỷ người Trung Quốc.

Mua sắm online bùng nổ

Sự trỗi dậy của Internet Trung Quốc song hành với sự phát triển của nền kinh tế của quốc gia này. Mua sắm trực tuyến trở thành một cách tự nhiên để hợp nhất những xu hướng đó.

Alibaba thành lập Taobao vào năm 2003 như cách kết nối những người buôn bán nhỏ với hàng triệu người tiêu dùng trên cả nước. JD.com tham vào thị trường sau một năm, với mục tiêu bán đồ điện tử trực tiếp cho người mua.

Thời điểm đó đã có nhiều đối thủ nước ngoài có mặt trên thị trường. Đến năm 2006, eBay tuyên bố rút khỏi Trung Quốc, trong khi Yahoo dừng hoạt động và mua cổ phần của Alibaba.

Ngày nay, Alibaba và JD.com kề vai sát cánh trên toàn cầu, thực lực ngang ngửa Amazon. Cả ba đều nằm trong số 10 công ty Internet lớn nhất thế giới theo doanh thu.

Nganh cong nghiep Internet tai Trung Quoc anh 2
Jack Ma tuyên bố trở thành đối trọng của eBay vào tháng 10/2005. Ảnh: SCMP.

Vào đầu thập kỷ trước, một xu hướng mới xuất hiện ở Trung Quốc: Người ta lướt web bằng điện thoại di động thay vì máy tính để bàn. Vào năm 2014, người dùng Internet di động ở Trung Quốc đã nhiều hơn người dùng Internet PC.

Một trong những dịch vụ thành công nhất ăn theo xu hướng là WeChat của Tencent. Giống như QQ, WeChat khởi đầu là một ứng dụng nhắn tin, nhưng được thiết kế cho thiết bị di động thay vì máy tính để bàn.

100 triệu người dùng đã đăng ký ứng dụng trong năm đầu tiên. Mọi thứ trở nên hấp dẫn hơn khi Wechat bổ sung thêm các chức năng nhờ sự xuất hiện của 4G, cho phép người dùng gọi taxi, thanh toán hóa đơn, đặt đồ ăn và đọc tin tức. Ứng dụng sau cùng trở thành cổng thông tin web dành cho cư dân mạng Trung Quốc trong kỷ nguyên di động.

Vạn lý tường lửa ra đời

Khi Internet phát triển, việc truyền bá thông tin ở Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đây cũng là lúc chính phủ nước này bắt tay vào hành động.

Các dịch vụ ở phương Tây phải chịu kiểm duyệt nội dung: Twitter bị chặn vào năm 2009 sau các cuộc bạo loạn ở khu vực phía Tây Bắc Tân Cương. Google rút khỏi Trung Quốc vào năm 2010. Bức tường lửa khổng lồ không chỉ giới hạn ở thông tin mà cư dân mạng Trung Quốc có thể truy cập, nó còn giúp củng cố sức mạnh của những công ty khổng lồ trong nước.

Nganh cong nghiep Internet tai Trung Quoc anh 3
Internet tại Trung Quốc ngày nay khác xa so với những gì các nhà khoa học nước này mường tượng vào năm 1987. Ảnh: Washingtonpost.

Các chuyên gia lưu ý rằng dưới thời Chủ tịch Tập Cận Bình, kiểm duyệt web ở Trung Quốc đã trở nên nghiêm ngặt hơn trong những năm gần đây. Hàng trăm nghìn tài khoản truyền thông xã hội bị gỡ xuống. Các ứng dụng bị đình chỉ vì lưu trữ nội dung được cho là không phù hợp bởi nhà chức trách. Các máy chủ và người dùng VPN bị giam giữ hoặc chịu lệnh trừng phạt.

Internet Trung Quốc ngày nay đã khác rất nhiều so với tầm nhìn mà các nhà khoa học Trung Quốc nghĩ đến vào năm 1987, khi họ gửi email đầu tiên của Trung Quốc. Tin nhắn đó, trớ trêu thay lại có nội dung “Bên kia Vạn Lý Trường Thành chính là thế giới”.

Nằm trong 'danh sách đen', 13 triệu người TQ sống khổ hơn đi tù

Nằm trong “danh sách đen” vì có điểm tín nhiệm xã hội thấp, 13 triệu người Trung Quốc chịu cuộc sống như ở ngoài rìa xã hội, bị nhiều người khinh thường.


Đại Việt

Bạn có thể quan tâm