Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cuộc khủng hoảng khó tin trong lịch sử (kỳ 1)

Vào năm 1946, cứ sau mỗi 15,6 giờ giá hàng hóa tại Hungary lại tăng gấp đôi do siêu lạm phát. Những đồng tiền vô giá trị nằm la liệt trên đường và chất thành từng đống.

Khan hiếm bơ tại Na Uy

Cung giảm, cầu tăng là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng bơ tại Na Uy vào năm 2011. Sau những trận mưa lớn vào mùa hè, nhu cầu bơ tại đây tăng 20% vào tháng 10 và 30% vào tháng kế tiếp. Vào giữa tháng 12, gần thời điểm Giáng Sinh, giá một hộp bơ nhảy vọt lên 50 USD (hơn 1 triệu VNĐ), The Washington Times đưa tin.

Ảnh minh họa: Corbis
Ảnh minh họa: Corbis

Người dân bắt đầu bán đấu giá bơ trên mạng với giá 100 USD (hơn 2 triệu VNĐ) cho 450 g bơ. Tại nước láng giềng Thụy Sĩ, doanh số bơ tăng 20 lần do nhu cầu từ Na Uy. Nạn buôn lâu bơ vào Na Uy cũng bùng phát nhanh chóng.

Hoảng loạn vì sợ thiếu giấy vệ sinh

Vào tháng 12/1973, với thông báo về tình trạng thiếu giấy vệ sinh, người dẫn chương trình Johnny Carson đã khiến người dân Mỹ lo sợ. Những người cả tin vội vàng mua thêm giấy, còn các cửa hàng tranh thủ tăng giá. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng sớm kết thúc vào đêm hôm sau, khi Carson giải thích mọi thứ chỉ là trò đùa, Fox News cho hay.

Ảnh minh họa: blogspot.com
Ảnh minh họa: blogspot.com

Cũng trong năm ấy, người Nhật Bản rất lo lắng về cuộc chiến tranh giữa các nước Ả rập và Israel do Nhật Bản chủ yếu phụ thuộc vào dầu mỏ từ Trung Đông. Vào hôm 31/10/1973, một bộ trưởng Nhật đã lên truyền hình để khuyên người dân dùng giấy vệ sinh một cách tiết kiệm. Ngày hôm sau, vài trăm người xếp hàng ngoài siêu thị Osaka và mua toàn bộ giấy vệ sinh. Khi truyền hình đưa tin, mọi người đổ xô tới các cửa hàng để mua giấy. Vào 2/9/1973, một quan chức cố làm dịu tình hình bằng cách nói rằng chính phủ còn đủ giấy vệ sinh cho tất cả dân chúng, song hành động ấy phản tác dụng.

Khi cuộc khủng hoảng kết thúc, phần lớn mọi người đã tích trữ đủ giấy vệ sinh cho một năm.

Khan hiếm tiền mặt tại Myanmar

Tại Myanmar, gần như không ai tin tưởng ngân hàng hay hệ thống máy rút tiền tự động. Mãi tới năm 2013 đất nước này mới có máy rút tiền tự động đầu tiên.

Cảnh tượng một chợ tại Myanmar. Ảnh:
Cảnh tượng một chợ tại Myanmar. Ảnh: AP

Suốt một thời gian dài, sự trừng phạt của cộng đồng quốc tế đối với chế độ độc tài quân sự tại Myanmar đã cản trở việc thành lập hệ thống thẻ tín dụng Visa và Mastercard. Hệ thống ngân hàng tha hóa tới mức người dân phải hối lộ nhân viên ngân hàng để rút tiền của chính họ.

Vì thế, chỉ dưới 10% dân số Myanmar sở hữu tài khoản ngân hàng, The Economist khẳng định. Mọi người chỉ mang tiền mặt và chỉ chấp nhận những đồng tiền còn nguyên vẹn, không nhăn, không rách, không dính mực. Họ phải ép những tờ tiền trong sách để chúng luôn phẳng. Những tờ tiền như thế trở nên khan hiếm.

Khi đất Myanmar chuyển sang chế độ dân chủ, chính phủ khuyến khích người dân sử dụng hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, phần lớn người dân vẫn chưa thay đổi thói quen giữ tiền mặt.

Siêu lạm phát tại Hungary

Vào thập niên 20, lạm phát tại Đức đạt mức 32.400% mỗi tháng. Tuy nhiên, mức siêu lạm phát tại Hungary vào năm 1945 và 1946 cao gấp một nghìn tỉ lần mức lạm phát tại liên bang Weimar (tên cũ của Đức trước thời Quốc Xã).

Một tờ giấy bạc Pengo của Hungary. Ảnh:
Một tờ giấy bạc Pengo của Hungary. Ảnh: marketoracle.co.uk

Lạm phát bắt đầu vào năm 1945. Nhưng tới năm 1946, cứ sau mỗi 15,6 giờ giá hàng hóa lại tăng gấp đôi. Vào tháng 1/1946, chính phủ thay đồng pengo bằng loại tiền adopengo có giá trị gấp một nghìn tỷ lần đồng tiền cũ. Đồng Pengo vẫn lưu thông, nhưng giá trị giảm liên tục tới mức một đồng 100 triệu pengo không có giá trị. Giá trị đồng tiền lớn nhất mà chính phủ phát hành là một nghìn triệu triệu pengo.

Những đồng tiền vô giá trị nằm la liệt trên đường. Khi cuộc khủng hoảng kết thúc, tổng giá trị của mọi đồng tiền đang lưu thông trên toàn quốc chỉ tương đương 1 cent Mỹ (khoảng 200 VNĐ), Examiner cho hay.

Chính phủ Hungary ban hành loại tiền forint vào ngày 1/8/1946. Đồng tiền mới tương ứng 400 tỉ tỉ tỉ pengo. Do chính phủ dùng vàng và ngoại tệ để đảm bảo cho forint nên nó khá ổn định cho tới ngày nay.

 

Việt Đức

Bạn có thể quan tâm