Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cuộc biểu tình khó tin nhất trong lịch sử nhân loại

Tự thiêu, thử nghiệm mỹ phẩm trên cơ thể người thay vì trên động vật, bán khỏa thân để kêu gọi chống bạo lực gia đình... là những cuộc biểu tình hiếm gặp trong lịch sử loài người.

Vệ binh quốc gia Ohio đã xả súng vào các sinh viên Đại học Kent State ở thành phố Kent, Ohio, Mỹ hôm 4/5/1970 trong một cuộc biểu tình kêu gọi chống chiến tranh ở Việt Nam khiến 4 sinh viên thiệt mạng và 9 người khác bị thương. Ban giám hiệu trường cho biết họ trưng bày chiếc áo đồng phục với những vết máu trong thư viện để các thế hệ sinh viên tưởng nhớ đến những người đã khuất. Ảnh: Slate.
Chính quyền điều lực lượng vệ binh quốc gia đến trường để trấn áp cuộc biểu tình sau khi một sinh viên bí ẩn đốt tòa nhà ROTC. Các binh lính đã nổ súng vào nhiều sinh viên tại khuôn viên của trường. Theo thống kê, họ đã bắn 67 viên đạn trong vòng 13 giây. Tất cả sinh viên và giảng viên đều nỗ lực tìm chỗ trú để tránh làn đạn của lực lượng vệ binh quốc gia. Bill Schorder là một trong 4 sinh viên thiệt mạng khi anh này đang cố gắng chạy đến một chiếc xe. Ảnh: Slate.
Một cựu chiến binh đang băng bó cho sinh viên John Cleary khi anh này trúng viên đạn vào bên sườn phải. Lực lượng trấn áp đã buộc phải thay đổi phương pháp khi những người tham gia cuộc biểu tình phản đối quyết liệt hơn. Ảnh: Slate.
Lực lượng vệ binh quốc gia ném lựu đạn hơi cay để giải tán nhóm biểu tình. Ảnh: Slate.
Một cuộc biểu tình phản đối các thí nghiệm trên động vật đã diễn ra tại Lush, một trung tâm hàng đầu tại London, Anh vào tháng 4/2012 với sự tham gia của diễn viên 24 tuổi, Jacqueline Traide. Theo ban tổ chức, cô đồng ý cho các bác sĩ tiến hành quá trình thử nghiệm dành riêng cho động vật trong ngành công nghiệp mỹ phẩm trên cơ thể mình. Ảnh: Daily Mail.
Các chuyên gia xây dựng mô hình trên cơ thể Traide để khán giả có thể hiểu quá trình nghiên cứu sản phẩm trên động vật tại các cơ sở thử nghiệm. Ảnh: Daily Mail.
Một số công ty sản xuất mỹ phẩm dành cho mắt đã thử nghiệm trên mắt của động vật. Hình ảnh bác sĩ đang thực hiện quá trình mô phỏng đưa mỹ phẩm vào mắt của Traide. Ảnh: Daily Mail.
Traide đồng ý cắt mái tóc và cạo trọc để thực hiện cuộc biểu tình. Cô cho biết hành động này sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về những hành vi tra trấn động vật trong các phòng thí nghiệm. Ảnh: Daily Mail.
Cô cho biết mặc dù bác sĩ chỉ sử dụng mô hình thí nghiệm nhưng cô cảm thấy rất đau đớn và sợ hãi khi họ banh miệng và bịt mắt. Ảnh: Neustro.



FEMEN, thành lập năm 2008 ở Ukraine, là nhóm hoạt động xã hội chuyên tổ chức các cuộc biểu tình ngực trần nhằm chống lại các tổ chức tôn giáo và nhà nước, các tập đoàn lớn, các sự kiện thể thao quốc tế hoặc bất cứ sự kiện nào khác. Ngày 8/3/2012, họ đã xuống đường phố ở Istanbul để phản đối các cuộc tấn công axit và hành vi thô bạo đối với phụ nữ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Cryptome.
Những người biểu tình sử dụng ngực trần để truyền các thông tin đến mọi người tại nhiều quốc gia bảo thủ. Ảnh: Cryptome.
Các nhà hoạt động nữ trang điểm giống những vết bỏng do tạt axit. Họ cũng vẽ những vết tím bầm và vết thương lên mặt để thu hút sự chú ý của người dân Thổ Nhĩ Kỳ đến các vấn đề bạo lực gia đình. Giới chức cho biết quốc gia này có tỷ lệ bạo lực gia đình cao. Ảnh: Cryptome.
Nghệ sĩ Tây Ban Nha Yolanda Dominguez đã thực hiện một cuộc biểu tình kinh dị trên phố Milan, kinh đô thời trang ở Italy sau khi tòa nhà xưởng may Rana Plaza, Bangladesh sập hồi tháng 4/2013. Ảnh: Inhabitat.

Cô khắc họa hình ảnh một phụ nữ với bộ quần áo thời trang nằm dưới đống đổ nát. Cô cho biết nhiều công nhân xưởng may đã chôn vùi cuộc sống dưới tòa nhà này. Ảnh: WUBR.
Yolanda khẳng định chính quyền cần nâng cao trách nhiệm trong việc khuyến khích hoạt động sản xuất và an toàn cho các công nhân. Ảnh: Ecouterre.
Giới chức cho biết Bangladesh là nhà cung cấp quần áo lớn thứ hai thế giới. Họ khẳng định 3 phần 5 hệ thống xưởng sản xuất tại quốc gia này đã xuống cấp nghiêm trọng và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Ảnh: Ecouterre.
Cô cho biết nhiều xưởng may tại Bangladesh không có hệ thống báo và chữa cháy, lối thoát hiểm và hệ thống điện lạc hậu. Ảnh: Blogspot.

Đinh Nhung

Bạn có thể quan tâm