Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những cú hạ cánh đầy thách thức của phi công

Đường băng cắt ngang đường cao tốc, gập ghềnh hay nằm bên mép vực… biến nhiều sân bay trở thành thách thức lớn đối với các phi công trong mỗi lần hạ cánh.

Sân bay gập ghềnh Courchevel, Pháp

Đường băng sân bay Courchevel. Ảnh: CNN.

Courchevel là khu du lịch trượt tuyết nổi tiếng của nước Pháp trên dãy Alps. Địa hình hiểm trở, diện tích có hạn nên giới chức địa phương không thể xây dựng một sân bay theo đúng tiêu chuẩn. Chính vì lẽ đó, đường băng duy nhất của sân bay Courchevel được xây dựng gập ghềnh, với một đầu nằm sát mép vực. Nếu phạm sai lầm, phi công sẽ phải trả giá bằng tính mạng mình và toàn bộ hành khách trên máy bay.

Sân bay sát mép vực Matekane Air Strip, Lesotho

Sân bay nằm sát mép vực Matekane Air Strip. Ảnh: CNN.

Nằm trên khu vực núi cao của Vương quốc Lesotho, miền Nam châu Phi, sân bay Matekane Air Strip nổi tiếng với đường băng ngắn cùng một đầu nằm sát mép vực. Với chiều dài 600 m, nhiều máy bay không kịp cất cánh khỏi đường băng nhưng vẫn có thể bay lên sau khi lao xuống mép vực thẳng đứng phía dưới.

Máy bay cất và hạ cánh tại sân bay Matekane Air Strip.

Đường băng nổi Kansai, Nhật Bản

Sân bay nổi Kansai của Nhật Bản. Ảnh: CNN.

Phi cơ chiến đấu hạ cánh trên tàu sân bay là chuyện bình thường trong hải quân nhiều quốc gia nhưng việc hạ cánh những chiếc máy bay chở khách nặng hàng chục, thậm chí là hàng trăm tấn xuống một đường băng nổi trên mặt nước là điều hoàn toàn khác. Nằm ở vịnh Osaka, sân bay quốc tế Kansai của Nhật Bản được coi là một hòn đảo nhân tạo giữa biển, nhằm giảm thiểu tối đa tiếng ồn cho người dân sống gần đó. Phi công điều khiển máy bay hạ cánh ở Kansai được ví với những tay lái cừ khôi của quân đội.

Sân bay quốc tế Kansai, Nhật Bản.

Sân bay Princess Juliana, Hà Lan

Máy bay hạ cánh tại Sân bay Princess Juliana. Ảnh: Aircraftimages.

Nằm trên hòn đảo Saint Martin, Hà Lan, đường băng của sân bay quốc tế Princess Juliana nằm ngay sát bãi biển, nơi đông đảo du khách phơi mình tắm nắng. Mỗi khi máy bay hạ cánh, khoảng cách giữa nó và những người bên dưới chỉ khoảng vài chục mét, tạo ra một cảnh tượng không thể bắt gặp ở bất cứ nơi nào khác. Đường băng 2.180 m với chiều rộng 2m17 tiếp đón mọi loại máy bay chở khách.

Máy bay Boeing 747 hạ cánh tại sân bay Princess Juliana.

Sân bay cắt ngang đường cao tốc Gibraltar, thuộc Anh

Sân bay cắt ngang đường cao tốc ở Gibraltar. Ảnh: Airliners.

Nằm trên hòn đảo cùng tên, sân bay quốc tế Gibraltar là cửa ngõ hàng không quan trọng kết nối hòn đảo với đất liền. Do diện tích hạn hẹp, người ta buộc phải thiết kế đường băng của sân bay Gibraltar cắt ngang một tuyến đường cao tốc tấp nập xe qua lại. Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh, người ta mới bắt đầu chặn xe ở 2 bên đường băng, dọn đường cho máy bay tiếp đất. Gibraltar là phần lãnh thổ nằm ở nước ngoài của Vương quốc Anh, nằm trên đảo Iberia, án ngữ lối vào Địa Trung Hải.

Sân bay cắt ngang đường cao tốc ở Gibraltar.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm