8. General Motors (GM)
Thua lỗ: 23,5 tỷ USD (1992), 38,7 tỷ USD (2007)
General Motors là một trong những công ty lớn nhất và được khâm phục nhất tại Mỹ. Đây là cha đẻ của các nhãn hiệu xe hơi nổi tiếng như Chevrolet, Pontiac, Oldsmobile, Buick và Cadillac. Vào thời hoàng kim, GM chiếm 10% nền kinh tế và thống lĩnh 50% thị trường xe hơi Mỹ. Năm 1992, báo cáo cho thấy công ty này thua lỗ 23,5 tỷ USD, trong đó 20,8 tỷ USD là do phúc lợi hưu trí, 744 triệu USD do khoản đầu tư cùng National Car Rental Systems, Inc., và 749 triệu USD do cải tổ tại General Motors Hughes Electronic Corp.
Khi mọi việc tưởng như đã trở nên khả quan hơn với GM, năm 2007, công ty này lại hứng chịu thua lỗ lớn lên tới 38,7 tỷ USD. Hãng xe hơi số một của Mỹ chỉ ra nhiều nguyên nhân của lần thua lỗ này như thị trường ô tô suy giảm, đình công, thuế và tính dụng nhà ở…
7. Ngân hàng Hoàng gia Scotland (Royal Bank of Scotland)
Thua lỗ: 34,2 tỷ USD (2008)
Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, một trong những công ty chịu thiệt hại nhiều nhất là Ngân hàng Hoàng gia Scotland với khoản lỗ lên tới 34,2 tỷ USD. Đây được coi là một trong những khoản lỗ lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp của Vương quốc Anh. Nguyên nhân chính là giá trị tài sản của ngân hàng 282 năm tuổi này giảm nghiêm trọng.
6. Qwest Communications
Thua lỗ: 35,9 tỷ USD (2002)
Qwest Communications International Inc., công ty điện thoại hàng đầu tại bang Minnesota, đã trải qua năm 2001 khó khăn với khoản lỗ 4,8 tỷ USD. Nhưng con số này chưa là gì so với khoản thua lỗ lên tới 35,9 tỷ USD vào năm 2002.
5. Freddie Mac
Thua lỗ: 50,8 tỷ USD (2008)
Công ty tín dụng nhà ở Freddie Mac được thành lập năm 1970, chịu khoản thua lỗ lớn lên tới 50,8 tỷ USD vào năm 2008, khi kinh tế toàn cầu khủng hoảng nặng nề. Mỉa mai thay, một trong những mục đích của công ty này là giúp ổn định thị trường thế chấp nhà ở trong thời khủng hoảng.
4. JDS Uniphase
Thua lỗ: 56,1 tỷ USD (2001)
Công ty chuyên sản xuất thiết bị viễn thông JDS Uniphase đã trở nên nổi tiếng khi công bố khoản lỗ khổng lồ lên tới 56,1 tỷ USD, lớn hơn gấp 10 lần doanh thu của công ty từ khi thành lập. Khoản thua lỗ này phần lớn là do những đầu tư và mua bán sáp nhập thất bại.
3. Fannie Mae
Thua lỗ: 59,8 tỷ USD (2008),
Hiệp hội Tín dụng Liên bang (Fannie Mae), là một công ty với vốn đầu tư từ chính phủ nhưng cổ phần hóa vào năm 1968. Fannie Mae đảm bảo các khoản nợ để giúp mọi người có thể mua hoặc thuê nhà. Năm 2007, công ty ghi nhận khoản lỗ 2,1 tỷ USD và con số này tăng gấp 27 lần vào năm 2008 khi Fannie Mae tiếp tục mất tới 58,7 tỷ USD. Khoản lỗ khổng lồ này phần lớn là do khủng hoảng tài chính năm 2008 tác động nghiêm trọng tới thị trường tín dụng bất động sản.
Do những khó khăn gặp phải năm 2008 cùng khoản lỗ lớn 59,8 tỷ USD, Fannie Mae tiếp tục hứng chịu thua lỗ vào năm 2009. Công ty này đã chịu khoản lỗ kỷ lục lên tới 74,4 tỷ USD. Dù thâm hụt tài sản ngày càng tăng, Fannie Mae này vẫn tiếp tục yêu cầu hỗ trợ từ chính phủ.2. AOL
Thua lỗ: 98,7 tỷ USD (2002)
Năm 2002, AOL Time Warner Inc. có mặt trên các mặt báo với tư cách là hãng truyền thống lớn nhất thế giới. Nhưng cũng năm đó, AOL tiếp tục khiến tốn không ít giấy mực của báo chí khi thua lỗ tới 98,7 tỷ USD, mức kỷ lục trong lịch sử doanh nghiệp tại Mỹ lúc bấy giờ. Thua lỗ này chủ yếu do suy giảm của mảng America Online, truyền hình cáp và nhạc của hãng.
1. AIG
Thua lỗ: 99,3 tỷ USD (2008)
Công ty chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 là American International Group Inc. (AIG) với khoản lỗ tới 99,3 tỷ USD. Trong khi đó, năm 2007, thu nhập ròng của công ty chỉ là 6,2 tỷ USD. Nguyên nhân của thua lỗ là thị trường tín dụng khủng hoảng, chi phí tái cơ cấu, chi phí kế toán, tín dụng tăng cao…