Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những con tin sống sót trở về từ nhà tù IS

Một số chính phủ phương Tây như Pháp và Đức có thể đã chấp nhận trả tiền chuộc để bảo đảm con tin không bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo hành quyết và bình yên hồi hương.

Tháng 4/2014, Tổng thống Pháp, ông Francois Hollande, chào đón bốn nhà báo người Pháp là Didier Francois, Nicholas Henin, Pierre Torres, và Edouard Elias trở về nước an toàn sau hơn 10 tháng bị bắt cóc tại Syria. Họ đều mất tích từ tháng 6/2013. Elias và Francois là phóng viên đài phát thanh Europe 1, rơi vào tay phiến quân Hồi giáo khi đang trên đường tới thành phố Alleppo. Henin và Torres mất tích tại thành phố Raqqa. Ảnh: AFP
Tháng 4/2014, Tổng thống Pháp, ông Francois Hollande, chào đón 4 nhà báo người Pháp là Didier Francois, Nicholas Henin, Pierre Torres và Edouard Elias trở về nước an toàn sau hơn 10 tháng bị bắt cóc tại Syria. Họ đều mất tích từ tháng 6/2013. Elias và Francois là phóng viên đài phát thanh Europe 1, rơi vào tay phiến quân Hồi giáo khi đang trên đường tới thành phố Alleppo. Henin và Torres mất tích tại thành phố Raqqa. Ảnh: AFP
Edouard Elias, Didier François và Nicolas Hénin đang ôm các con tại sân bay quân sự ở Villacoublay sau khi trở về nước. Theo báo Guardian, thủ phạm bắt cóc 4 nhà báo Pháp chính là phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS). Chính phủ Pháp phủ nhận đã trả tiền chuộc để giải cứu con tin. Tuy nhiên, tờ Focus (Đức) dẫn nguồn tin NATO cho biết Paris có thể đã chi <abbr class=18 triệu USD để phiến quân thả tự do cho con tin. Ảnh: Reuters" src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/aolnpvp/2015_02_01/Zing_IS__Con_tin_tro_ve_2.jpg" />
Edouard Elias, Didier François và Nicolas Henin đang ôm các con tại sân bay quân sự ở Villacoublay sau khi trở về nước. Theo báo Guardian, thủ phạm bắt cóc 4 nhà báo Pháp chính là phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS). Chính phủ Pháp phủ nhận đã trả tiền chuộc để giải cứu con tin. Tuy nhiên, tờ Focus (Đức) dẫn nguồn tin NATO cho biết Paris có thể đã chi 18 triệu USD để phiến quân trả tự do cho con tin. Ảnh: Reuters
Marc Marginedas là phóng viên người Tây Ban Nha mà phiến quân IS phóng thích trong tháng 3/2014. Năm qua, IS đã thả 3 nhà báo Tây Ban Nha sau khi giam họ hơn nửa năm. Con tin hồi hương đầu tiên là Marc Marginedas, sau đó là Javier Espinosa và Ricardo García Vilanova. Ảnh: AP
Marc Marginedas là phóng viên người Tây Ban Nha mà phiến quân IS phóng thích trong tháng 3/2014. Năm qua, IS đã thả 3 nhà báo Tây Ban Nha sau khi giam họ hơn nửa năm. Con tin hồi hương đầu tiên là Marc Marginedas, sau đó là Javier Espinosa và Ricardo García Vilanova. Ảnh: AP
Nhà báo Javier Espinosa (thứ 2 từ phải qua) ôm vợ và con gái khi ông về đến sân bay quân sự ở Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 30/3/2014. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha không phủ nhận, cũng không xác nhận nước này đã trả tiền chuộc theo yêu cầu của IS. Tuy nhiên, một phóng viên New York Times khi trao đổi với 3 con tin cho biết IS đã đề nghị Tây Ban Nha phải trả tiền chuộc để bảo đảm tính mạng cho các con tin. Ảnh: AP
Nhà báo Javier Espinosa (thứ 2 từ phải qua) ôm vợ và con gái khi ông về đến sân bay quân sự ở Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 30/3/2014. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tây Ban Nha không phủ nhận, cũng không xác nhận nước này đã trả tiền chuộc theo yêu cầu của IS. Tuy nhiên, một phóng viên New York Times khi trao đổi với 3 con tin cho biết IS đã đề nghị Tây Ban Nha phải trả tiền chuộc để bảo đảm tính mạng cho các con tin. Ảnh: AP
Công dân Italia, Federico Motka, bị bắt cóc ở Syria vào tháng 3/2013 khi đang làm việc cho một tổ chức viện trợ quốc tế. Phiến quân IS đã thả tự do cho Motka và anh trở về quê hương vào tháng 5/2014. IS đã giam Motka chung với một con tin người Anh mà chúng từng hành quyết, David Haines. Haines bị xử tử vào tháng 9/2014. Nhà điều tra cũng đã tiếp cận Motka để tìm kiếm manh mối về Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: La Stampa
Công dân Italy, Federico Motka, bị bắt cóc ở Syria vào tháng 3/2013 khi đang làm việc cho một tổ chức viện trợ quốc tế. Phiến quân IS đã thả Motka và anh trở về quê hương vào tháng 5/2014. IS đã giam Motka chung với một con tin người Anh mà chúng từng hành quyết, David Haines. Haines bị xử tử vào tháng 9/2014. Nhà điều tra cũng đã tiếp cận Motka để tìm kiếm manh mối về Nhà nước Hồi giáo. Ảnh: La Stampa
Bà Federica Mogherini, Ngoại trưởng Italia, trả lời báo chí về việc phiến quân trả tự do cho con tin Motka. Chính phủ Italia luôn phủ nhận việc trả tiền chuộc. Tuy nhiên, báo Independent (Anh) dẫn các nguồn tin cho biết Italia có thể đã trả <abbr class=7 triệu USD để chuộc Motka từ phiến quân IS. Ảnh: YouTube" src="" data-src="https://photo.znews.vn/Uploaded/aolnpvp/2015_02_01/Zing_IS__Con_tin_tro_ve_5.jpg" />
Bà Federica Mogherini, Ngoại trưởng Italy, trả lời báo chí về việc phiến quân trả tự do cho con tin Motka. Chính phủ Italy luôn phủ nhận việc trả tiền chuộc. Tuy nhiên, báo Independent (Anh) dẫn các nguồn tin cho biết Italy có thể đã trả 7 triệu USD để chuộc Motka từ phiến quân IS. Ảnh: YouTube
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, phủ nhận việc trả tiền chuộc cho phiến quân IS để đổi lấy tự do cho một con tin là công dân Đức. Báo chí không tiết lộ danh tính của con tin, chỉ cho biết anh khoảng 27 tuổi và sống ở bang Brandenburg thuộc miền đông, mất tích ở Syria hồi năm 2013. Tờ New York Times cho biết con tin có thể là Toni Neukirch. IS thả con tin Đức vào cuối tháng 8/2014, một tuần sau khi chúng hành quyết nhà báo người Mỹ, James Foley. Ảnh minh họa: AFP
Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, phủ nhận việc trả tiền cho phiến quân IS để đổi lấy tự do cho một con tin là công dân Đức. Báo chí không tiết lộ danh tính của con tin, chỉ cho biết anh khoảng 27 tuổi và sống ở bang Brandenburg thuộc miền đông, mất tích ở Syria hồi năm 2013. Tờ New York Times cho biết con tin có thể là Toni Neukirch. IS thả con tin Đức vào cuối tháng 8/2014, một tuần sau khi chúng hành quyết nhà báo người Mỹ, James Foley. Ảnh minh họa: AFP

Sự thay đổi của IS qua video xử tử con tin Nhật

Địa điểm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) hành quyết các con tin liên tục thay đổi và thực tế đó cho thấy sự xáo trộn của chúng sau hàng loạt cuộc không kích của liên quân.

Đồng minh 'bỏ rơi' Mỹ trong cuộc chiến chống phiến quân IS?

Qua đề xuất trao đổi tù binh với phiến quân IS, Jordan, một đồng minh chính của Mỹ trong khu vực Trung Đông, không thể thực hiện đến cùng chính sách cứng rắn với khủng bố.

Minh Anh

Bạn có thể quan tâm