Điểm chung của kẻ cầm đầu vụ đánh bom London 2005, cuồng sát tại Pháp năm 2012 hay bắt cóc con tin Sydney 2014 là chúng hành động đơn lẻ, không theo lệnh của bất kỳ nhóm nào.
Đánh bom London, 2005
|
Sáng 7/7/2005, Mohammed Sidique Khan, 30 tuổi, cùng đồng bọn đã thực hiện vụ đánh bom liều chết nhằm vào hệ thống giao thông của thành phố London, Anh. Chúng đã phối hợp và kích nổ 3 đoàn tàu điện ngầm và một xe buýt, khiến 52 người thiệt mạng, theo AP. Ảnh: Blogspot |
|
Hành động của những "con sói đơn độc" luôn khiến người dân hoảng loạn, sợ hãi. Định nghĩa về "con sói cô độc" từng được đề cập trên các phương tiện truyền thông phương Tây vào thập niên 90, để mô tả một mô hình đặc biệt của chủ nghĩa cực đoan. Khác với các tổ chức khủng bố, những vụ tấn công của “sói đơn độc” là hoạt động của những cá nhân hoặc một nhóm nhỏ hoạt động bí mật. Vụ đánh bom làm chấn động nước Anh được ví như vụ khủng bố 11/9 của Mỹ vẫn còn nguyên trong ký ức những người chứng kiến cũng như gia đình những nạn nhân xấu số. Ảnh: TheTrueSeeker.uk
|
|
Kẻ cầm đầu Mohammed Sidique Khan là giáo viên trợ giảng tại một trường tiểu học ở thành phố Leeds, phía bắc nước Anh. Y thường xuyên tham gia công tác thiện nguyện tại các trung tâm dành cho thanh niên Hồi giáo ở Leeds. Trong mắt bạn bè, đồng nghiệp và người thân, y là một quý ông lịch lãm và tốt bụng. Khan đã lôi kéo hai kẻ đánh bom khác là S.Tanweer, 22 tuổi và H.Hussain, 18 tuổi vào thế giới chủ nghĩa cực đoan. Theo các quan chức tình báo Mỹ, Khan thân với M.Babar - một người Mỹ gốc Pakistan đã thành lập các trại huấn luyện khủng bố tại Afghanistan. Ảnh chân dung kẻ cầm đầu: Reuters |
Bác sĩ quân y nã súng ở trại Fort Hood, 2009
|
Nidal Malik Hasan, bác sĩ tâm thần, đồng thời là một thiếu tá thuộc quân đội Mỹ, là kẻ trực tiếp gây ra vụ nổ súng chấn động nước Mỹ tại căn cứ Fort Hood, bang Texas, ngày 5/11/2009 khiến 13 người thiệt mạng và 30 người bị thương. Ảnh: pediabase.com
|
|
Hasan là người gốc Palestine, sinh tại bang Virginia. Hắn tốt nghiệp Đại học công nghệ Virginia và có bằng y khoa, theo AP. Bác sĩ Thomas Grieger, giám đốc huấn luyện tại tại Trung tâm Quân y Walter Reed (nơi hung thủ làm việc) cho biết, Hasan "thường rất im lặng" và không nói xấu về quân đội. Hasan đã hành động đơn lẻ trong vụ xả súng tại căn cứ quân sự lớn nhất Mỹ và vào thời điểm trước khi y nhận nhiệm vụ ở nước ngoài. Ảnh: Washington Post |
Tấn công kép đẫm máu tại Na Uy, 2011
|
Sát thủ Anders Behring Breivik, 32 tuổi, tự thú nhận là thủ phạm trong hai vụ tấn công khủng bố khiến 93 người thiệt mạng tại Na Uy, ngày 22/7/2011. Hắn đã đặt bom trước tòa nhà chính phủ ở thủ đô Oslo làm chết 8 người, sau đó nã súng vào 69 thanh thiếu niên đang tham dự trại hè trên đảo Utoeya, phía tây bắc thủ đô. Đây là thảm kịch tồi tệ nhất tại Na Uy kể từ sau Thế chiến II. Ảnh: The Guardian
|
|
Breivik đã bị bắt 90 phút sau vụ tấn công thứ hai. Breivik tự nhận là một phần của cuộc “thập tự chinh” rộng lớn hơn chống lại những di dân Hồi Giáo và chủ trương đa văn hóa tại châu Âu. Năm 2012, tòa án Oslo đã kết án Breivik tội khủng bố và giết người có chủ đích với 21 năm tù. Ảnh: AFP
|
Cuồng sát tại Toulousain, Pháp, 2012
|
Mohamed Merah, 24 tuổi, kẻ tự xưng là người bảo vệ Hồi giáo, đã gây ra 3 vụ xả súng khiến 7 người thiệt mạng ở thành phố Toulouse. Tên này tuyên bố hắn thực hiện các vụ xả súng để trả thù cho các trẻ em Palestine thiệt mạng trong các cuộc pháo kích của Israel. Ảnh: Daily Mail |
|
Sau hơn 16 giờ cố thủ tại một tòa nhà trên phố Cote Pavee, ngày 22/3, hung thủ đã bị bắn chết sau cuộc đấu súng giữa hắn và lực lượng đặc nhiệm RAID. Giới chức Pháp khẳng định Merah chỉ là "con sói đơn độc" khi không có bằng chứng cho thấy kẻ thủ ác thuộc một tổ chức hay mạng lưới nào có liên hệ với Al Qaeda. Ảnh đội đặc nhiệm RAID trong vụ bố ráp tên Merah. Ảnh: AFP |
Bắt cóc con tin giữa Sydney, 2014
|
Vụ bắt cóc con tin chấn động Australia xảy ra lúc 9h45 ngày 15/12 theo giờ Sydney (lúc 5h45 phút theo giờ Hà Nội). Người ta nhìn thấy hình ảnh con tin đứng úp mặt vào cửa kính của quán cafe Lindt, nơi có một lá cờ đen với những dòng chữ trắng, tương đồng với lá cờ của lực lượng tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS), theo ABCNews. Vài phút sau đó, hàng trăm cảnh sát được huy động tới hiện trường và sơ tán người dân khỏi khu vực nguy hiểm. Ảnh: Channel 7 |
|
Sau khi 5 con tin chạy thoát theo lối thoát hiểm bằng cửa trước và cửa sau, kẻ bắt cóc Man Haron Monis bắt đầu "nổi khùng", đòi một lá cờ của IS và nói chuyện trực tiếp với Thủ tướng Tony Abbott. Hắn còn tuyên bố đã đặt 4 quả bom, gồm 2 quả ở Lindt và 2 quả ở những khu vực khác quanh đó, khiến tình hình trở nên căng thẳng hơn. Ảnh: AP |
|
Rạng sáng ngày 16/12, cảnh sát quyết định đột kích vào Lindt sau 16 giờ kẻ bắt cóc cố thủ và nắm giữ 12 con tin còn lại bên trong quán cafe. Ba người thiệt mạng, trong đó có hai con tin và tên Monis sau vụ đột kích, kết thúc sự kiện chấn động thế giới. |
|
Monis là một người nhập cư gốc Iran. Cảnh sát chú ý tới hắn khi y viết những lời nhạo báng gia đình của một binh sĩ tử trận. Năm ngoái, Monis bị buộc tội có liên quan tới vụ sát hại vợ cũ, người đã có với y 2 mặt con và 50 cáo buộc sàm sỡ và tấn công tình dục. Cũng giống các "con sói đơn độc khác", theo điều tra ban đầu, Monis có thể đã hành động một mình. Tuy nhiên, hiện ảnh sát cũng điều tra sự liên quan của Monis với những tổ chức khủng bố như Nhà nước Hồi giáo hoặc al-Qaeda. Ảnh: AAPImage |