Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những chuyện ít biết về thảm họa tàu Titanic (kỳ 2)

Một nhà sử học khẳng định khúc xạ ánh sáng khiến kíp trực trên Titanic phát hiện băng trôi quá muộn và các tàu xung quanh không xác định đúng tín hiệu cầu cứu do tàu phát ra.

Sự thật về chiếc vòng cổ "Trái tim đại dương"

Chi tiết mối tình vụng trộm và chiếc vòng cổ
Chi tiết mối tình vụng trộm và chiếc vòng cổ "Trái tim đại dương" là một câu chuyện có thật trên tàu Titanic. Ảnh: George Bain

Khi dựng phim Titanic, đạo diễn James Cameron đã thêm chi tiết về mối tình vụng trộm và chiếc vòng cổ "Trái tim đại dương" tuyệt đẹp để làm bộ phim thú vị hơn. Tuy nhiên, chi tiết ấy tương tự một câu chuyện xảy ra trên chuyến tàu xấu số. Hành khách Kate Florence Philips từng nhận một chiếc vòng cổ bằng ngọc bích quý giá từ tình nhân bí mật Henry Morley.

Morley, 40 tuổi, là ông chủ một cửa hàng bánh kẹo ở hạt Worcester, Anh. Ban đầu, Philips, 19 tuổi, là nhân viên bán hàng. Nhưng không lâu sau, mối quan hệ của họ vượt khỏi phạm vi công việc. Morley lập kế hoạch bỏ vợ và con gái để đến với Philips. Họ lên tàu Titanic với ý định bắt đầu cuộc sống mới ở bang California, Mỹ. Sau khi tàu va vào tảng băng trôi, cô gái được đưa xuống tàu cứu hộ nhưng người tình của cô không may mắn như vậy.

Công bố ‘bức ảnh thảm khốc nhất’ về thảm họa Titanic

Trong bức ảnh về thảm họa Titanic mà công chúng chưa từng chứng kiến, người ta bọc các xác chết trong túi và xếp chồng thi thể lên nhau trên boong của con tàu cứu hộ.

9 tháng sau, Philips sinh một bé gái và đặt tên con là Ellen. Năm 1989, câu chuyện trở nên nổi tiếng khi Ellen đến tòa soạn báo Worcester News để tìm ảnh của cha vì tờ báo từng đăng thông tin về những nạn nhân từ hạt Worcester thiệt mạng trong thảm họa Titanic. Ellen, lúc đó 76 tuổi, bật khóc khi ôm tấm ảnh của Henry Morley. Bà cũng nhắc đến mẹ và tiết lộ bà vẫn giữ chiếc vòng cổ ngọc bích của Philips và chiếc chìa khóa của một cabin trên Titanic.

Năm 2012, cháu gái của Ellen, Beverley Farmer, và chắt của Morley, Deborah Allen gặp nhau để kỷ niệm 100 năm thảm họa Titanic, Worcester News đưa tin.

Các sai lầm và giả thuyết

Nhà sử học Maltin cho rằng Siêu mặt trăng là nguyên nhân dẫn đến thảm họa tàu Titanic. Ảnh minh họa:
Hai nhà thiên văn người Mỹ cho rằng siêu mặt trăng là nguyên nhân dẫn đến thảm họa tàu Titanic. Ảnh minh họa: Blogspot.com

Chúng ta đều biết Titanic đắm vì va phải tảng băng trôi. Nhưng trong nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu vẫn nỗ lực tìm hiểu nguyên nhân nó va vào băng. Ngay sau thảm họa, các cuộc điều tra từ phía Anh và Mỹ đều kết luận con tàu đã chạy quá nhanh. 

Nếu nó di chuyển với tốc độ chậm hơn, vụ tai nạn sẽ không nghiêm trọng như vậy. Thậm chí Titanic hoàn toàn có thể tránh các tảng băng. Trong trường hợp đó, vụ va chạm chỉ phá vỡ 6 khoang thuyền, tàu vẫn có thể nổi trên mặt nước.

Năm 2010, nhà văn Louise Patton, cháu của thuyền phó Charles Lightoller, cho rằng tàu có thể tránh vụ va chạm nếu người cầm lái, Robert Hitchins, không hoảng sợ và rẽ sai hướng. Theo Patton, Lightoller cố tình che giấu sự thật trước các nhà điều tra để bảo vệ danh tiếng của công ty White Star Line và các đồng nghiệp, Reuters cho hay.

Trong khi đó, 2 nhà thiên văn học thuộc Đại học bang Texas, Mỹ, suy đoán siêu mặt trăng khiến các tảng băng chuyển động. Đây là hiện tượng hiếm, xảy ra khi mặt trăng ở gần trái đất nhất đúng vào kỳ trăng tròn. Ngày 4/1/1912 là một trong những thời điểm hiện tượng thiên văn này diễn ra.

Tác động cộng hưởng từ mặt trăng và mặt trời gây ra những đợt sóng lớn bất thường. Hai ông dùng yếu tố thiên văn để giải thích giả thuyết băng trôi xuất hiện với số lượng lớn trên hải trình của Titanic.

Những chuyện ít biết về thảm họa tàu Titanic 103 năm trước

Titanic gặp nạn trong điều kiện thời tiết lý tưởng và mặt biển hoàn toàn tĩnh lặng, còn thuyền trưởng của tàu từng thi trượt bài kiểm tra kỹ năng điều hướng.

Sự trùng hợp giữa 2 vụ đắm tàu

Tàu Costa Concordia đắm vào năm 2012
Thảm họa Costa Concordia xảy ra vào ngày 13/1/2012. Ảnh: Lupoalb68

Sau vụ đắm tàu Costa Concordia vào năm 2012, người ta bắt đầu tìm kiếm những điểm trùng hợp giữa nó với thảm họa Titanic. Một số người sống sót trong vụ Concordia khẳng định tại thời điểm tàu va vào đá ngầm, bài hát My heart will go on của Celine Dion đang vang lên trong phòng ăn. Ngoài ra, 2 thảm họa xảy ra cách nhau một thế kỷ.

Họ cũng tìm thấy những điểm tương đồng khác. Cả 2 công ty đều tổ chức lễ rửa tội trước khi khởi hành. Chai rượu sâm panh được sử dụng trong lễ rửa tội của Costa Concordia rơi vỡ. Người ta đồn rằng chuyện tương tự xảy ra trong buổi lễ của Titanic mặc dù trên thực tế, công ty White Star Line không tổ chức lễ rửa tội. 

Nguyên nhân của 2 thảm họa đều nằm ở sai lầm của con người. Tại thời điểm gặp nạn, 2 tàu chạy cùng tốc độ.

10 sự trùng hợp khó tin trong lịch sử

2 cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln và John F. Kennedy cùng bị ám sát ngày thứ sáu khi đi cùng vợ. Một người đàn ông Mỹ cứu sống bé gái rơi từ cửa sổ tại cùng một địa điểm cách nhau một năm.

Tuy nhiên, danh tiếng của 2 thuyền trưởng khác nhau rất nhiều. Nhiều người ca ngợi Smith, thuyền trưởng Titanic, như một người hùng vì ông đã chìm xuống cùng con tàu. 

Trong khi đó, Francesco Schettino để lại ấn tượng xấu vì phạm phải sai lầm nghiêm trọng. Ông bỏ mặc Costa Concordia trước khi các hành khách trên tàu được cứu. Tại thời điểm Schettino và thuyền phó rời tàu, khoảng 300 hành khách vẫn ở trên khoang, BBC đưa tin.

Giả thuyết về nguyên nhân từ khúc xạ ánh sáng

Nhà sử học Maltin khẳng định khúc xạ ánh sáng là nguyên nhân khiến kíp trực trên tàu Titanic không phát hiện tảng băng kịp thời và tàu Californian không nhận được tín hiệu cầu cứu. Ảnh minh họa:
Nhà sử học Maltin khẳng định khúc xạ ánh sáng là nguyên nhân khiến kíp trực trên tàu Titanic không phát hiện tảng băng kịp thời và tàu Californian không nhận được tín hiệu cầu cứu. Ảnh minh họa: Blogspot.com

Khi tàu bắt đầu chìm, các thủy thủ phát tín hiệu cầu cứu. Tàu Californian ở gần đó dường như phớt lờ mặc dù nhiều pháo sáng rực bầu trời đêm. 

Sau thảm họa, thuyền trưởng của Californian bị sa thải vì một số người cho rằng ông đã cố tình bỏ qua các tín hiệu. Tuy nhiên, các cuộc điều tra chuyên sâu đưa ra lời giải thích hợp lý hơn. Nguyên nhân nằm ở sự khúc xạ ánh sáng, theo Smithsonianmag.

Vào đêm thảm họa xảy ra, Titanic tiến vào khu vực đảo nhiệt nơi tầng không khí lạnh nằm dưới một tầng không khí ấm hơn. Hiện tượng đảo nhiệt gây ra sự khúc xạ ánh sáng, có thể tạo ra ảo ảnh. Theo nhà sử học Tim Maltin, một số tàu khác cũng thấy ảo ảnh trong đêm tàu Titanic gặp nạn. Ông cho rằng đây là lý do kíp trực trên tàu không phát hiện băng trôi kịp thời.

Ảo ảnh cũng ảnh hưởng đến việc tàu California xác định chính xác tín hiệu cầu cứu. Maltin công bố phát hiện của ông vào năm 2012, 20 năm sau khi chính phủ Anh chấm dứt các cuộc điều tra về yếu tố khúc xạ ánh sáng trong thảm họa Titanic.

7 tai nạn hàng hải thảm khốc trong lịch sử

Hơn 4.000 người thiệt mạng khi một tàu chở khách của Philippines va chạm tàu chở dầu vào năm 1987. Đây là thảm kịch hàng hải khiến nhiều người chết nhất trong thời bình.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm