Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những chuyện cười ra nước mắt mà vẫn gây thương nhớ của thời bao cấp

Xếp hàng mua thực phẩm theo tem phiếu, trong muôn vàn thiếu thốn, đói nghèo, con người thời bao cấp vẫn luôn lạc quan, hóm hỉnh, có phần tự trào khi nói về mình.

Nhung chuyen cuoi ra nuoc mat thoi bao cap anh 1
Cuốn sách Thương nhớ thời bao cấp ra mắt năm 2018, gồm các câu thành ngữ, tục ngữ, những câu nói thời bao cấp, được minh họa bởi hai họa sĩ: Họa sĩ Còm và Thành Phong. Trong ảnh là một cách chơi chữ đặc sắc, khi vừa nhắc tới tình trạng thiếu nước sinh hoạt, nhưng cũng thể hiện tinh thần làm việc luộm thuộm thời bao cấp.
Nhung chuyen cuoi ra nuoc mat thoi bao cap anh 2
Mới đây, các bức tranh trong sách đang được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội, trong triển lãm "Thương nhớ thời bao cấp". Trong tranh là một thành ngữ thời bao cấp, miêu tả hài hước cuộc sống công nhân viên chức: ăn bếp ăn tập thể (đại táo), ở nhà tập thể (ở đại gia), đi tàu điện (đại xa), và làm việc đối phó, qua loa (làm đại khái).
Nhung chuyen cuoi ra nuoc mat thoi bao cap anh 3
"Mua như cướp bán như cho" là một thành ngữ chỉ hoạt động thương nghiệp quốc doanh trong thời bao cấp. Mua như cướp là tình trạng thu mua quá rẻ, dưới mức vốn bỏ ra của nhiều cơ quan quốc doanh do ở thế độc quyền; bán như cho là thái độ khó dễ, "thét ra lửa" của mậu dịch viên, bán hàng mà như gia ơn, ban cho người mua.
Nhung chuyen cuoi ra nuoc mat thoi bao cap anh 4
Hình ảnh hài hước trên minh họa cho câu ca dao thời bao cấp, mô tả một người xuất khẩu lao động điển hình ở Liên Xô, với các đồ gia dụng mang về bán kiếm lời. 
Nhung chuyen cuoi ra nuoc mat thoi bao cap anh 5
"Cho ngày nay, cho ngày mai, cho hai ngày sau" là câu thành ngữ vui giễu về tình trạng ăn gạo đong, chạy ăn từng bữa, nhại điệp khúc "Cho ngày nay, cho ngày mai, cho muôn đời sau" trong ca khúc Bài ca xây dựng.
Nhung chuyen cuoi ra nuoc mat thoi bao cap anh 6
Bức tranh minh họa cho thực trạng một thời của các quân nhân sau 1975. Đất nước bước vào thời bình, rất nhiều quân nhân giải ngũ, nhiều người không được đào tạo nghề nghiệp, phải kiếm tạm việc tay chân làm. Vì vậy thời đó có câu: "Đầu đường đại tá vá xe, cuối đường trung tá bán chè đỗ đen, giữa đường thiếu tá bán kem, về hưu đại úy thổi kèn đám ma".
Nhung chuyen cuoi ra nuoc mat thoi bao cap anh 7
Hình ảnh trong tranh minh họa cho câu ca dao nổi tiếng từ giữa tới cuối thời bao cấp. Đó là tiêu chuẩn kén chọn người yêu của một người con gái thực dụng. Sen-kô là đồng hồ Seiko của Nhật, Pơ-giô cá vàng là xe đạp Peugeot của Pháp. Đó đều là những vật dụng rất giá trị, bằng cả gia tài. 
Nhung chuyen cuoi ra nuoc mat thoi bao cap anh 8
Câu thành ngữ thời bao cấp này, cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị và được sử dụng phổ biến. Thành ngữ nói về ưu thế những cậu ấm, cô chiêu, sinh ra trong gia đình có điều kiện, thuận lợi như nhà mặt phố để buôn bán, hoặc bố làm cán bộ cao cấp tạo điều kiện trong công việc.
Nhung chuyen cuoi ra nuoc mat thoi bao cap anh 9
"Đặt cục gạch" có lẽ là thành ngữ tiêu biểu nhất cho thời bao cấp. Thời đó, mọi người dùng gạch để đánh dấu việc xếp hàng mua nhu yếu phẩm tại các cửa hàng mậu dịch. Việc xếp hàng này để mua một, hai mặt hàng như gạo, dầu, muối... nên để mua được đủ những thứ cần thiết, một người phải xếp nhiều hàng. Cục gạch có tác dụng giữ chỗ trong trường hợp như thế. 
Nhung chuyen cuoi ra nuoc mat thoi bao cap anh 10
Nhại câu Kiều: "Bắt phong trần phải phong trần/ Cho thành cao mới được phần thanh cao", câu thành ngữ nói một cách hài hước về cuộc sống bao cấp, phân phối.
Nhung chuyen cuoi ra nuoc mat thoi bao cap anh 11
Câu ca dao mô tả thái độ hôn nhân của người phụ nữ hám lợi, sẵn sàng lấy chồng già, chồng cao tuổi, miễn có nhà riêng (không phải nhà tập thể), có tiêu chuẩn tem phiếu ở cửa hàng mậu dịch phố Tôn Đản (nơi dành cho cán bộ cao cấp).

Y Nguyên

Bạn có thể quan tâm