Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những chiến đấu cơ huyền thoại dựng nên tượng đài MiG

Tiêm kích huyền thoại MiG-21, chiến đấu cơ nhanh nhất thế giới MiG-25 hay phản lực chiến đấu đa nhiệm MiG-29 là những tên tuổi lẫy lừng của hãng chế tạo hàng đầu của Nga.

MiG-1, mẫu chiến đấu cơ đầu tiên của MiG, cất cánh lần đầu ngày 5/4/1940. Hai chuyên gia thiết kế máy bay hàng đầu của Liên Xô là Artyom Mikoyan và Mikhail Gurevich đã cùng bắt tay để thành lập Tập đoàn MiG huyền thoại. Tên của tập đoàn được gép từ chữ cái đầu trong tên của 2 nhà sáng lập, tương đương với M&G trong tiếng Anh.

Sau sự ra đời của MiG-1, tập đoàn này tiếp tục cho ra mắt MiG-3 với những ưu điểm vượt trội. MiG-3 được giới thiệu năm 1941 và ngừng chiến đấu năm 1945, sau khi Thế chiến II kết thúc.

MiG-9 là máy bay phản lực đầu tiên của Liên bang Xô viết. Phi cơ thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 1946, có thể di chuyển với vận tốc cực đại 910 km/h cùng trần bay 13.000 m. Trong thuở sơ khai, máy bay phản lực Liên Xô chỉ được trang bị các loại pháo để vô hiệu hóa chiến đấu cơ đối phương.

MiG-15 ra đời dựa trên thành tựu của MiG-9 cùng hàng loạt cải tiến vượt trội, giúp nó chiếm ưu thế trên bầu trời. Đây là một trong nhưng máy bay cánh chéo thành công nhất, cất cánh lần đầu ngày 30/12/1947. MiG-15 được đưa vào sử dụng trong cuộc chiến trên báo đảo Triều Tiên. Ngoài pháo, chiến đấu cơ này còn có thể mang bom, thùng nhiên liệu phụ và tên lửa. Vận tốc cực đại của nó đạt 1.059 km/h với trần bay 15.500 m.

MiG-17 tiếp tục kế thừa những ưu điểm của các tiêm kích phản lực đời trước. Cất cánh lần đầu năm 1950, mày bay tham chiến lần đầu năm 1958 trên Eo biển Đài Loan. Trong chiến tranh Việt Nam, MiG-17 tỏ ra khá hiệu quả khi đối đầu với chiến đấu cơ Mỹ. Nó có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 1.145 km cùng trần bay 16.600 m. Số lượng vũ khí của MiG-17 cũng vượt trội hơn so với MiG-15.

MiG-19 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 2 của Liên Xô, được trang bị 2 động cơ phản lực đẩy giúp nó bay nhanh hơn vận tốc âm thanh. Trong chiến tranh Việt Nam, MiG-19 là đối trọng của McDonnell Douglas F-4 Phantom II và F-105 Thunderchief của Mỹ. Với 4 giá treo dưới cánh, MiG-19 có khả năng mang tối đa 1.000 kg vũ khí, bao gồm bom, tên lửa hoặc thùng nhiên liệu phụ.

Tiêm kích phản lực MiG-21 được coi là chiến đấu cơ thành công nhất của MiG, có khả năng di chuyển nhanh gấp 2 lần tốc độ âm thanh cùng trần bay 17.800 m. Các giá treo vũ khí dưới cánh cho phép nó mang tên lửa, bom và thùng nhiên liệu phụ. Tổng cộng 11.496 chiếc MiG-21 đã được chế tạo cho Liên Xô và hơn 60 quốc gia sử dụng. Tính tới thời điểm hiện tại, MiG-21 vẫn là tiêm kích phản lực duy nhất bắn hạ pháo đài bay B-52 của Mỹ.

Máy bay cánh cụp cánh xòe MiG-23 là tiêm kích phản lực thế hệ thứ 3 của Liên Xô. Phi cơ được trang bị radar khiểm soát hỏa lực cùng tên lửa tầm xa, giúp tiêu diệt mục tiêu dù phi công chưa nhìn thấy kẻ địch. Đây cũng là chiến đấu cơ đầu tiên của MiG có khe hút khí nằm cạnh thân. MiG-23 có khả năng di chuyển với vận tốc 2.445 km/h. 6 giá treo giúp nó mang 3.000 kg vũ khí.

MiG-25 là tiêm kích phản lực nhanh nhất thế giới, với vận tốc cực đại đạt 3.470 km/h. Dù đã bị loại khỏi biên chế chiến đấu của quân đội Nga nhưng kỷ lục của MiG-25 vẫn chưa bị các chiến đấu cơ thế hệ sau xô đổ. Với 2 động cơ phản lực đẩy, MiG-25 có thể cất cánh với tải trọng tối đa 36.720 kg trong khi tải trọng cất cánh rỗng đạt 20.000 kg.

MiG-27 là máy bay cường kích đầu tiên của MiG, được phát triển dựa trên khung sườn MiG-23 nhưng chỉ có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 1.885 km/h. Với 7 giá treo vũ khí, MiG-27 có khả năng mang 4.000 kg vũ khí bao gồm bom, tên lửa và vũ khí tấn công mục tiêu mặt đất.
Tiêm kích phản lực MiG-29 là chiến đấu cơ thế hệ thứ 4, ra đời nhằm mục đích chiếm ưu thế trên không. Nó là đối trọng của F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon của Mỹ. MiG-29 có khả năng di chuyển với vận tốc 2.400 km/h cùng trần bay 18.000 m. Với 7 giá treo vũ khí nằm dưới cánh và bụng, MiG-29 có khả năng mang 3.500 kg vũ khí. Pháo chính của nó có thể bắn 150 viên đạn.

MiG-31 là tiêm kích đánh chặn siêu âm, ra đời nhằm thay thế MiG-25. Phi hành đoàn của MiG-31 gồm 2 người, bao gồm phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí. MiG-31 có khả năng bay với vận tốc 3.000 km/h cùng tải trọng cất cánh tối đa đạt 46.200 kg. Trần bay của MiG-31 đạt 20.600 m với tốc độ lên cao 208 m/s.

MiG-35 là chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ thứ 4++ của Nga. Nó được phát triển dựa vào các thành tựu của MiG-29 và là mẫu tiêm kích mới nhất của MiG. Tuy nhiên, MiG-35 vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nên chưa chứng minh được vai trò trong tác chiến. Trong các thử nghiệm, MiG-35 có khả năng bay với vận tốc 2.400 km/h cùng trần bay 17.500 m. 9 giá treo dưới cánh và thân cho phép nó mang 7.000 kg vũ khí bao gồm tên lửa dẫn đường, bom thông minh và thùng nhiên liệu phụ.

Chiến đấu cơ đâm xuống chợ ở Syria, 23 người chết

Máy bay chiến đấu của quân đội Syria rơi trúng một khu chợ ở phía tây bắc thành phố Ariha thuộc tỉnh Idlib hôm 3/8, khiến ít nhất 23 người chết.

Phản lực chiến đấu Anh đuổi theo 10 máy bay quân sự Nga

Truyền thông Anh vừa đăng loạt ảnh chiến đấu cơ Typhoon của Anh bay theo 10 máy bay Nga trên không phận Baltic, bao gồm 4 chiếc MiG-31, 4 phi cơ Su-34 và 2 máy bay An-26.

Hồng Duy

Ảnh: Sputnik

Bạn có thể quan tâm