Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những chiếc xe đạp Thanh Hóa từng vào chiến trường Điện Biên

“Tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”, Bác Hồ từng nhận xét như vậy.

Đó là những lời khen ngợi của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho quân dân Thanh Hóa về những đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ trong lần Bác về thăm địa phương này ngày 16/3/1957. Tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa triển lãm ảnh và tư liệu “Thanh Hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước giai đoàn 1945 - 1975” với hơn 400 tài liệu, hiện vật, tư liệu…, đã thể hiện đầy đủ và sinh động về những đóng góp, công lao to lớn của quân và dân Thanh Hóa trong hai cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ Tổ Quốc. Đặc biệt, những tư liệu quý giá là những hình ảnh, hiện vật, tài liệu… về những đóng góp to lớn của quân và dân Thanh Hóa đối với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.
Tại triển lãm ảnh và tư liệu “Thanh Hóa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước giai đoạn 1945 - 1975”, diễn ra từ ngày 4/5 đến 11/5 tại bảo tàng Thanh Hóa, hơn 400 tài liệu, hiện vật, tư liệu…, triển lãm đã thể hiện đầy đủ và sinh động những đóng góp, công lao to lớn của Thanh Hóa trong hai cuộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc. Triển lãm cũng có những tư liệu quý giá là những hình ảnh, hiện vật, tài liệu… về những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa đối với chiến thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.
 Việc vận chuyển lương thực tiếp tế cho tiền tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ là vấn đề khó khăn và gian khổ nhất. Vì khoảng cách địa lí từ hậu phương ra tiền tuyến khá xa xôi, cộng với địa hình hiểm trở của vùng rừng núi, khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, để đảm bảo lương thực, thực phẩm, thuốc men và các vật dụng cần thiết để đánh thắng thực dân Pháp, hơn 12 vạn dân công dài hạn và trên 76 nghìn dân công ngắn hạn của Thanh Hóa đã được huy động đảm bảo hậu cần cho chiến dịch, với phương tiện vận chuyển “chuyên dụng” nhất là chiếc xe đạp thồ.
Việc vận chuyển lương thực tiếp tế cho tiền tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ là vấn đề khó khăn và gian khổ nhất vì khoảng cách địa lí từ hậu phương ra tiền tuyến khá xa xôi, cộng với địa hình hiểm trở của vùng rừng núi, khí hậu khắc nghiệt. Tuy nhiên, để đảm bảo lương thực, thực phẩm, thuốc men và các vật dụng cần thiết để đánh thắng thực dân Pháp, hơn 12 vạn dân công dài hạn và trên 76 nghìn dân công ngắn hạn của Thanh Hóa đã được huy động đảm bảo hậu cần cho chiến dịch, với phương tiện vận chuyển “chuyên dụng” nhất là chiếc xe đạp thồ.
Thời điểm đó, tỉnh Thanh Hóa đã huy động số lượng phương tiện lớn nhất trong cả nước với 11.200/20.000 xe đạp thồ, 1.300 chiếc thuyền các loại. Mở đầu đợt vận chuyển, Trung ương giao Thanh Hóa huy động, vận chuyển 1.352 tấn gạo và 100 tấn thực phẩm. Đợt 2, đầu tháng 3/1954, Trung ương giao Thanh Hóa huy động, vận chuyển 1.000 tấn gạo và 165 tấn thực phẩm giao tại Km số 22, đường 41, Thanh Hóa hoàn thành trước thời hạn 3 ngày.
Thời điểm đó, tỉnh Thanh Hóa đã huy động số lượng phương tiện lớn nhất trong cả nước với 11.200/20.000 xe đạp thồ, 1.300 chiếc thuyền các loại. Mở đầu đợt vận chuyển, Trung ương giao Thanh Hóa huy động, vận chuyển 1.352 tấn gạo và 100 tấn thực phẩm. Đợt 2, đầu tháng 3/1954, Trung ương giao Thanh Hóa huy động, vận chuyển 1.000 tấn gạo và 165 tấn thực phẩm giao tại Km số 22, đường 41, Thanh Hóa hoàn thành trước thời hạn 3 ngày.
Những đoàn xe đạp thồ, dân công gánh bộ từ miền Tây Thanh Hóa qua suối Rút, Mộc Châu sang Cò Nòi, đến Sơn La, vượt hơn 500 km xuyên rừng, lội suối, trèo đèo an toàn và bí mật đưa hàng tới đích. Những người nông dân ở nhiều vùng quê trong tỉnh đã không ngại gian khổ hy sinh, tự nguyện tham gia phục vụ kháng chiến.
Những đoàn xe đạp thồ, dân công gánh bộ từ miền Tây Thanh Hóa qua suối Rút, Mộc Châu sang Cò Nòi, đến Sơn La, vượt hơn 500 km xuyên rừng, lội suối, trèo đèo an toàn và bí mật đưa hàng tới đích. Những người nông dân ở nhiều vùng quê trong tỉnh đã không ngại gian khổ hy sinh, tự nguyện tham gia phục vụ kháng chiến.
So với một dân công chỉ gánh được khoảng 25kg lương thực một lần, thì những chiếc xe đạp thồ được coi là những chú “ngựa sắt” với sức chở gấp 7 - 8 lần. Kỷ lục vận chuyển lương thực bằng xe đạp thồ phải kể đến dân công Trịnh Ngọc, người ở thị xã Thanh Hóa với 345,5kg/chuyến. Hình ảnh đó đã được trưng bày tại triển lãm khiến nhiều người phải thán phục về những đóng góp từ chiếc xe đạp thồ này và chủ nhân của nó. Hay dân công Cao Văn Tỵ, người vận chuyển thường xuyên 320kg lương thực/chuyến…
So với một dân công chỉ gánh được khoảng 25 kg lương thực một lần, thì những chiếc xe đạp thồ được coi là những chú “ngựa sắt” với sức chở gấp 7 - 8 lần. Kỷ lục vận chuyển lương thực bằng xe đạp thồ phải kể đến dân công Trịnh Ngọc, người ở thị xã Thanh Hóa với 345,5 kg/chuyến. Hình ảnh đó đã được trưng bày tại triển lãm khiến nhiều người phải thán phục về những đóng góp từ chiếc xe đạp thồ này và chủ nhân của nó. Dân công Cao Văn Tỵ cũng được ghi danh là người vận chuyển thường xuyên 320 kg lương thực/chuyến…
“Mặc dù nhiều tấn bom đã trút xuống trục giao thông nhưng tuyến tiếp tế của Việt Minh không bao giờ đứt. Không phải vì viện trợ của Trung Quốc giúp Việt Minh thắng tướng Na – Va, mà chính là những xe đạp mang nhãn hiệu Pơ – Giô thồ được từ 200 đến 300 kg hàng, được điều khiển bởi những công dân không đủ no, ngủ ngay trên nền đất, dưới những tấm vải ni lông. Tướng Na – Va bị đánh bại không phải bởi các phương tiện chiến tranh mà là do trí thông minh và ý chí quyết thắng của đối phương”, trích lời thú nhận của cựu Đại tá không quân Pháp Gi – Uyn Roa.
“Mặc dù nhiều tấn bom đã trút xuống trục giao thông nhưng tuyến tiếp tế của Việt Minh không bao giờ đứt. Không phải vì viện trợ của nước bạn giúp Việt Minh thắng tướng Na – Va, mà chính là những xe đạp mang nhãn hiệu Pơ – Giô thồ được từ 200 đến 300 kg hàng, được điều khiển bởi những công dân không đủ no, ngủ ngay trên nền đất, dưới những tấm vải ni lông. Tướng Na – Va bị đánh bại không phải bởi các phương tiện chiến tranh mà là do trí thông minh và ý chí quyết thắng của đối phương”, trích lời thú nhận của cựu Đại tá không quân Pháp Gi – Uyn Roa.
Lốp xe thồ in hằn dấu vết chiến trường, nó đã từng lăn trên đoàn đường dài hàng ngàn km rừng đồi để tiếp tế quân lương cho bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Lốp xe thồ in hằn dấu vết chiến trường, nó đã từng lăn trên đoàn đường dài hàng ngàn km rừng đồi để tiếp tế quân lương cho bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Anh hùng Tô Vĩnh Diện, Trần Đức, Trương Công Man… là những người con của Thanh Hóa đã dũng cảm hy sinh vì thắng lợi của cả dân tộc.
Anh hùng Tô Vĩnh Diện, Trần Đức, Trương Công Man… là những người con của Thanh Hóa đã dũng cảm hy sinh vì thắng lợi của cả dân tộc.
Ngoài xe thồ, quân ta còn sử dụng xe cút kít để vận chuyển lương thực.
Ngoài xe thồ, quân ta còn sử dụng xe cút kít để vận chuyển lương thực.
“Khi nhìn những chiếc xe thồ này, chúng tôi thật sự xúc động và khâm phục các thế hệ người lính trong sự nghiệp xua đuổi giặc ngoại xâm”, một người dân cho biết.
“Khi nhìn những chiếc xe thồ này, chúng tôi thật sự xúc động và khâm phục các thế hệ người lính trong sự nghiệp xua đuổi giặc ngoại xâm”, một người dân cho biết.
Ông Hoàng Công Khánh (ngoài 80 tuổi, trú đường Ngô Từ, TP. Thanh Hóa), một cựu binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. “Những chiếc xe thồ hay bồ nan, xe cút kít… là những vật dụng gắn liền với chúng tôi trong những năm tháng phục vụ chiến dịch Điện Biên. Nhớ những phương tiện này, chúng tôi đã đưa lương thực băng qua bao quả đồi, kịp thời cấp phát quân lương cho bộ đội”, ông Khánh xúc động.
Ông Hoàng Công Khánh (ngoài 80 tuổi, trú đường Ngô Từ, TP. Thanh Hóa), một cựu binh trong chiến dịch Điện Biên Phủ. “Những chiếc xe thồ hay bồ nan, xe cút kít… là những vật dụng gắn liền với chúng tôi trong những năm tháng phục vụ chiến dịch Điện Biên. Nhờ những phương tiện này, chúng tôi đã đưa lương thực băng qua bao quả đồi, kịp thời cấp phát quân lương cho bộ đội”, ông Khánh xúc động.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, dân công còn sử dụng những chiếc bồ nan gánh bộ, tiếp tế lương thực.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, dân công còn sử dụng những chiếc bồ nan gánh bộ, tiếp tế lương thực.
Thanh Hóa là địa phương đã thể hiện rõ vai trò to lớn, hậu phương chiến lược, cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu về sức người, sức của.
Thanh Hóa là địa phương đã thể hiện rõ vai trò to lớn, hậu phương chiến lược, cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi yêu cầu về sức người, sức của.

Duy Cảnh

Bạn có thể quan tâm