Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những câu chuyện cảm động về Bác Hồ

Nhân dịp kỷ niệm 111 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911-5/6/2022), tác phẩm “Học sinh kể chuyện Bác Hồ” được giới thiệu tới bạn đọc.

Học sinh kể chuyện Bác Hồ là tác phẩm của cố nhà văn Thy Ngọc - một trong những cây bút dành trọn cuộc đời để viết cho thiếu nhi. Sinh thời, ông nói rằng viết cho các em nhỏ vừa phải có tính giáo dục, vừa phải giản dị mà vẫn hấp dẫn.

Với tác phẩm ra mắt bạn đọc lần này, tác giả đã lồng ghép những nét chính về thân thế và sự nghiệp của Bác Hồ qua từng giai đoạn lịch sử theo lối diễn đạt của các em học sinh.

ke chuyen Bac Ho anh 1

Cuốn sách kể về câu chuyện cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: Lê Đức Trung.

Cuộc trò chuyện của học sinh về Bác Hồ

Điểm độc đáo trong tác phẩm là thông qua hình thức trò chuyện giữa các bạn học sinh, cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện, giúp độc giả ở mọi thế hệ đều có thể ôn lại và tìm hiểu thêm về vị cha già của dân tộc.

Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ được lược kể qua nhiều câu chuyện từ thời niên thiếu của Người đến khi trở thành nhà lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Giai đoạn đó được kể qua lời các bạn học sinh Thủy, Sơn, Hòa và Huỳnh.

Ở phần đầu tiên - "Thời niên thiếu của Bác Hồ, những người thân trong gia đình Bác" - tác giả dùng lời kể của học sinh để nói về những câu chuyện của Bác từ thuở nhỏ. Tên của Bác hay sự kiện Bác về thăm quê hương sau 52 năm xa cách đều được tái hiện.

Không chỉ vậy, câu chuyện về gia đình Bác cùng những năm tháng khó khăn khi Bác mất mẹ và em trai cũng được kể lại. Đan xen phần lời văn cảm động đó là những bức tranh minh họa sinh động, phù hợp với thời điểm mà từng câu chuyện diễn ra.

Ở phần 2 - "Những năm học quan trọng, những ngày trăn trở" - độc giả có cái nhìn rõ nét hơn về quá trình học tập cùng những suy tư của Người với thời cuộc.

Phần 3 - "Bác ra đi tìm đường cứu nước" - là những nét chính về quá trình học tập và làm việc của người thanh niên ưu tú Nguyễn Tất Thành trong những ngày chịu sự đàn áp của thực dân Pháp.

Quá trình hoạt động của Người ở nước ngoài, từ châu Âu, châu Phi về đến Trung Quốc được trình bày chi tiết trong phần 4: "Những năm tháng Bác ở nước ngoài". Tác giả khéo léo đặt tên cho từng chặng đường Bác đã đi qua bằng những tên gọi như: Chặng đường Nguyễn Tất Thành, chặng đường Nguyễn Ái Quốc...

ke chuyen Bac Ho anh 2

Trong cuộc đời hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng nhiều tên, bí danh và bút danh khác nhau. Ảnh: T.L.

Tại sao Bác Hồ dùng nhiều tên?

Quá trình làm việc của Người sau khi về nước được tóm tắt ngắn gọn, súc tích và khá đầy đủ trong phần thứ năm của cuốn sách: "Bác Hồ về nước, Bác lãnh đạo cuộc kháng chiến".

Qua lời kể của các em học sinh, Bác trở về nước và “mặc bộ áo quần chàm Nùng, Bác như gầy hơn. Gương mặt sạm sương gió, trông Người vẫn dáng vẻ ung dung điềm tĩnh. Người cầm một cây gậy nhỏ, chỉ khi xuống dốc mới chống, còn trên suốt những con đường mòn lượn giữa các nếp núi tiếp nối nhau ở vùng biên giới hướng về Cao Bằng, Người bước mau lẹ, dẻo như thanh niên”.

Ở phần 6 - "Tuổi trẻ trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước" - tác giả kể những câu chuyện về quá trình chống Mỹ dưới sự dẫn dắt của Người.

Nhiều bạn trẻ ngày nay thường có thắc mắc tại sao Bác Hồ lại dùng nhiều tên, bút danh trong thời gian hoạt động cách mạng đến thế. Điều này được lý giải trong phần cuối cùng của tác phẩm: "Tên, bí danh, bút danh, cùng những sáng tác thơ văn của Bác".

Trong cuộc đời hoạt động, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng nhiều tên, bí danh và bút danh khác nhau như Văn Ba, Chiến Sĩ, Thầu Chín, Nguyễn Ái Quốc, Trần Lực, Lê Quyết Thắng... Người còn có cả những bí danh bằng tên nước ngoài như Line, V. Victor, Wang, Paul...

Cuốn sách lý giải chặng đường hoạt động của Bác rất dài, trải qua nhiều nước trên thế giới, ở nhiều môi trường khác nhau, Bác cần “đề phòng mọi sự bất trắc để đánh lạc hướng mật thám luôn rình bắt bớ, giam cầm”. Do đó, sự đổi tên là cách bảo đảm bí mật để hoạt động cách mạng. Ngoài ra, Người còn tham gia viết văn, viết báo và đều ký bằng nhiều bút danh khác nhau.

“Nhưng qua đó, chúng ta mới thấm thía sức làm việc phi thường của Bác. Dù việc nước, việc dân, việc trong nước, việc ngoài nước, trăm công nghìn việc mà lại tuổi già, sức yếu, Bác vẫn dành thời gian chăm chút từng bài báo, để lại cho các thế hệ chúng ta và mai sau cả một kho tàng văn hóa quý báu”, tác giả viết.

Những ngôi nhà sàn Bác Hồ ở

Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, Bác Hồ cùng các cơ quan Trung ương phải di chuyển luôn quanh chiến khu Việt Bắc. Người đã chọn nhà sàn để ở và làm việc.

PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ viết hai tác phẩm về Bác Hồ

Tiểu thuyết và kịch hát “Nợ nước non” dựa trên những lát cắt lịch sử, khắc họa tuổi thơ, quá trình phát triển tư tưởng, khát vọng của Người.

Noi Bac tung qua hinh anh

Nơi Bác từng qua

0

"Nơi Bác từng qua" là bài thơ xúc động về Bác Hồ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Nhân dịp sinh nhật Bác (19/5), xin đọc lại những vần thơ sâu lắng ấy.

Thu Huệ

Bạn có thể quan tâm