Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những bức ảnh lịch sử về lực lượng biệt kích hải quân Mỹ

Biệt kích SEAL là lực lượng tinh nhuệ nhất của Hải quân Mỹ, ra đời nhằm đảm trách các nhiệm vụ nguy hiểm trên biển, trên không và trên đất liền.


Một nhóm Triển khai Chiến tranh Đặc biệt Hải quân Mỹ (SEAL) sử dụng xe chuyên dụng tiến vào khu nhà của Đại sứ quán Mỹ ở thành phố Kuwait, thủ đô của Kuwait ngày 28/2/1991. Lực lượng này sở hữu những loại trang thiết bị đặc biệt, có khả năng hoạt động tốt ở những khu vực ngập nước hoặc khô ráo. Ảnh: AFP

Khám phá thế giới bí mật của đội biệt kích SEAL

Đảm trách các sứ mệnh từ chống khủng bố tới giải cứu con tin và sở hữu chuỗi thành tích đáng nể trong quá trình hoạt động, SEAL xứng đáng là đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới.

Để trở thành biệt kích, các ứng viên phải vượt qua khóa đào tạo khắc nghiệt. Họ cần rèn luyện khả năng chịu đựng vượt trội cùng các kỹ năng chiến đấu trong mọi môi trường. Các ứng viên tập luyện trong đêm ở vùng biển ngoài khơi San Diego, Mỹ, ngày 29/4/2004. Ảnh: AFP

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của SEAL là tìm và phá hủy các cơ sở của đối phương. Nhóm biệt kích chuẩn bị đánh sập 1 trong 70 chiếc hang mà các tay súng al-Qaeda và Taliban sử dụng trong cuộc chiến chống Mỹ và đồng minh ở khu vực Zhawar Kili, miền đông Afghanistan. Ảnh: Hải quân Mỹ

Dù được đào tạo rất bài bản cùng trang thiết bị hiện đại nhưng biệt kích Mỹ vẫn không tránh khỏi thương vong trong quá trình chiến đấu. Một binh sĩ phủ quốc kỳ lên quan tài chứa thi thể của Matthew J. Bourgeois, chỉ huy đội ngũ y tế của SEAL ở Kandahar, Afghanistan. Bourgeois chết khi giẫm phải mìn của đối phương. Ảnh: Không quân Mỹ

Ngoài nhiệm vụ chiến đấu, biệt kích Mỹ cũng thực hiện các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình. Một đội SEAL đổ bộ vào bờ biển Monrovia, Liberia ngày 18/8/2003 để đảm bảo an ninh trong khu vực. Ảnh: AP

10 đội biệt kích tinh nhuệ nhất thế giới (kỳ 2)

Nổi tiếng từ vụ giải cứu hành khách trên chuyến bay 8969 của Air France năm 1994, nhóm Can thiệp Hiến binh Quốc gia của Pháp là một trong 10 đội biệt kích tinh nhuệ nhất hành tinh.

SEAL cũng là những vệ sĩ hoàn hảo. Ngày 1/3/2006, quân đội Mỹ tăng cường số lượng lớn biệt kích SEAL tới thủ đô Kabul, Afghanistan, để bảo vệ Tổng thống Mỹ George W. Bush trong chuyến công du bất thường. Ảnh: Time

Bên cạnh điều kiện tác chiến ban ngày, biệt kích Mỹ cũng phải rèn luyện khả năng phối hợp trong đêm. Họ sử dụng kính nhìn đêm để tăng khả năng phát hiện mục tiêu và giảm nguy cơ bị kẻ địch phát hiện vì không tạo ra ánh sáng. Ảnh: Getty

Hình ảnh được cắt từ đoạn video quay bằng điện thoại di động cho thấy khói và lửa bốc lên từ nơi ẩn náu của trùm khủng bố Osama bin Laden tại Abbottabad, Pakistan hôm 2/5/2011. Hàng chục biệt kích hải quân SEAL được giao nhiệm vụ đột kích tiêu diệt trùm khủng bố số một thế giới này. Ảnh: Reuters

Mảnh vỡ chiếc trực thăng vận tải Chinook của Mỹ tại Thung lũng Tangi, tỉnh Wardak, Afghanistan. Nó bị bắn rơi ở khu vực nằm cách thủ đô Kabul 100 km về phía tây nam hôm 11/8/2011. Vụ việc làm 38 người thiệt mạng bao gồm 25 biệt kích hải quân SEAL, 5 thành viên phi hành đoàn thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ, 7 lính Afghanistan và một phiên dịch. Sự cố xảy ra không lâu sau khi biệt kích Hải quân Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở quốc gia láng giềng Pakistan. Ảnh: AP

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm