Những hình ảnh đầu tiên về Tonga đã xuất hiện sau khi một chuyến bay giám sát của lực lượng phòng vệ New Zealand trở về từ nước này.
Ảnh chụp từ trên không của Nomuka, một hòn đảo nhỏ ở phía nam của nhóm đảo Haʻapai, cho thấy đất đai và cây cối phủ đầy tro bụi, theo Guardian.
Nhiều thiệt hại khác cũng được ghi nhận sau khi sóng thần do núi lửa phun trào tấn công nước này vào ngày 15/1. Hình ảnh vệ tinh do Liên Hợp Quốc phân tích cho thấy những cảnh tương tự ở Kolomotua, Tongatapu và làng Fafaa, Kolofo’ou.
Trong khi một số tòa nhà vẫn đứng vững, những tòa khác dường như đã sụp đổ. Đồng thời, toàn bộ cảnh quan bị phủ một lớp tro xám.
Tại sân bay quốc tế Fua’amotu, đường băng dường như đã bị ngập nước và một phần bị tro bụi bao phủ.
Hôm 18/1, Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand cho biết đã có hai người chết được xác nhận, trong đó có một công dân Anh.
Hiện chưa có xác nhận chính thức về thương vong từ chính quyền Tonga. Tuy nhiên, gia đình của Angela Glover, một phụ nữ người Anh mất tích trong trận sóng thần, cho biết thi thể của bà đã được tìm thấy.
Vụ phun trào của núi lửa dưới đáy biển Hunga Tonga-Hunga Ha‘apai, cách thủ đô của Tonga 65 km về phía bắc, được cho là lớn nhất trong 30 năm.
Các video và hình ảnh ban đầu đã được đăng trên mạng xã hội khi đợt sóng thần đang quét qua. Tuy nhiên, thông tin từ Tonga hầu như không thể thu thập được sau khi cáp thông tin liên lạc chính bị hư hỏng.
Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta hôm 18/1 cho biết tro bụi có thể gây khó khăn cho việc vận chuyển viện trợ vào nước này bằng máy bay.
“Hình ảnh cho thấy tro bụi trên đường băng sân bay Nuku’alofa phải được dọn sạch trước khi chuyến bay C-130 Hercules chở theo viện trợ nhân đạo có thể hạ cánh”, bà cho biết.
Với thông tin liên lạc bị hạn chế nghiêm trọng, nhiều cộng đồng người Tonga ở hải ngoại đang tuyệt vọng chờ đợi tin tức từ gia đình họ.
Thiệt hại nặng nề đã được ghi nhận tại bờ biển phía tây hòn đảo chính của Tonga vào ngày 18/1. Giới chức xác nhận một người phụ nữ Anh đã thiệt mạng sau thảm họa hồi cuối tuần.
Điều đáng sợ nhất trong vụ núi lửa phun trào bất thường ở Tonga
Vụ phun trào núi lửa Tonga hôm 15/1 đã phá hủy và nhấn chìm miệng núi lửa xuống dưới mực nước biển, che khuất khỏi tầm nhìn vệ tinh.
'Mẹ đẻ' vaccine mRNA: Tôi không phải người hùng cứu thế giới
Tiến sĩ Katalin Kariko, người đặt nền móng cho vaccine mRNA, nói với Zing rằng bà không phải anh hùng. Bà cho biết mình tìm đến khoa học vì lĩnh vực này mang tới nhiều hứng khởi.