Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những bức ảnh chính trị chỉnh sửa gây tai tiếng

Một tờ báo theo đạo Do Thái đã xóa hình cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, còn hãng tin của quân đội Iran ghép thêm hình ảnh tên lửa thứ 4 nhằm che đậy cuộc tập trận thất bại.

Một hình ảnh tập trận do thông tấn trung ương Triều Tiên, KCNA, đăng tải. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Triều Tiên đã ghép thêm hình ảnh tàu khí đệm trên biển để tỏ ra họ sở hữu đội tàu hùng hậu.
Một hình ảnh tập trận do thông tấn Trung ương Triều Tiên, KCNA, đăng tải. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Triều Tiên đã ghép thêm hình ảnh tàu khí đệm trên biển để chứng tỏ họ sở hữu đội tàu hùng hậu.
Bức ảnh cho thấy nhiều tàu ở các vị trí khác nhau nhưng hoàn toàn giống nhau. Do vậy các nhà quan sát hoài nghi việc chính sửa ảnh đã xảy ra.
Nhiều tàu ở các vị trí khác nhau nhưng hoàn toàn giống nhau. Do vậy các nhà quan sát hoài nghi KCNA đã sửa ảnh.
Hãng tin Sepah News của quân đội Iran đăng hình một cuộc tập trận tên lửa. Nhiều ý kiến cho rằng hãng thông tấn này đã ghép thêm hình ảnh tên lửa thứ 4 (thứ 2, từ phải sang) nhằm che đậy vụ một tên lửa thất bại trong cuộc diễn tập.
Hãng tin Sepah News của quân đội Iran đăng hình một cuộc tập trận tên lửa. Nhiều ý kiến cho rằng hãng thông tấn này đã ghép thêm hình ảnh tên lửa thứ 4 (thứ 2, từ phải sang) nhằm che đậy thực tế một tên lửa thất bại trong cuộc diễn tập.
Cộng đồng mạng chia sẻ ảnh thật về cuộc tập trận của Iran, vốn chỉ có 3 tên lửa phóng thành công.
Cộng đồng mạng chia sẻ ảnh thật về cuộc tập trận của Iran, vốn chỉ 3 tên lửa phóng thành công.
Mùa hè năm 2006, một phóng viên ảnh của Reuters, Adnan Hajj, đã chụp ảnh hiện trường sau một vụ không kích của Israel tại thành phố Beirut của Lebanon. Tuy nhiên, nhiều đồng nghiệp sau đó phát giác rằng Hajji đã thêm nhiều cột khói vào trong bức ảnh để nó trở nên ấn tượng hơn.
Mùa hè năm 2006, một phóng viên của Reuters, Adnan Hajj, đã chụp ảnh hiện trường vụ không kích của Israel tại thành phố Beirut của Lebanon. Tuy nhiên, nhiều đồng nghiệp phát giác rằng Hajji đã thêm nhiều cột khói vào bức ảnh để nó trở nên ấn tượng hơn.
Hình ảnh gốc mà Hajj đã chụp về hiện trường không kích ở Beirut. Sau sự cố này, Reuters chấm dứt hợp đồng với Hajj và loại bỏ toàn bộ ảnh mà anh đã chụp ra khỏi kho lưu trữ.
Đây là ảnh gốc mà Hajj đã chụp ở Beirut. Sau sự cố này, Reuters chấm dứt hợp đồng với Hajj và loại bỏ toàn bộ ảnh do anh chụp khỏi kho lưu trữ.
Tháng 3/2003, phóng viên ảnh Brian Walski của tờ Los Angeles Times đã ghép hai bức ảnh khác nhau thành một bức ảnh về hành động của một quân nhân Anh thúc giục người dân Iraq tìm chỗ trú ẩn giữa bối cảnh chiến sự. Tờ báo đã đăng bức ảnh qua chỉnh sửa ở ngay trang nhất.
Tháng 3/2003, phóng viên Brian Walski của tờ Los Angeles Times đã ghép hai ảnh khác nhau thành một hình về hành động của quân nhân Anh thúc giục người dân Iraq tìm chỗ trú ẩn trong thời chiến. 
Hai bức ảnh gốc mà Walski đã ghép lại thành bức ảnh giả. Tờ Los Angeles Times đã đuổi việc Walski từ ngày 1/4/2003.
Hai hình gốc mà Walski đã ghép lại thành bức ảnh giả. Tờ Los Angeles Times đã đuổi việc Walski từ ngày 1/4/2003.
Bức ảnh của cộng tác viên hãng AP chụp một tay súng phe đối lập ở Syria đang tìm chỗ ẩn náu tại làng Telata vào ngày 29/9/2013.
Bức ảnh của cộng tác viên hãng AP chụp một tay súng phe đối lập ở Syria đang tìm chỗ ẩn náu tại làng Telata vào ngày 29/9/2013.
Điều đáng chú ý là người chụp đã xóa hình của máy quay phim lọt vào góc trái tấm ảnh. Hãng AP đã ngưng cộng tác với người chụp sau khi phát hiện ra việc chỉnh sửa.
Đáng chú ý, người chụp đã xóa hình của máy quay phim lọt vào góc trái tấm ảnh. Hãng AP đã ngưng cộng tác với người chụp sau khi phát hiện việc chỉnh sửa.
Bức ảnh chụp ông Hosni Mubarak (lúc đó còn là Tổng thống Ai Cập), Thủ tướng Israel, Benjamin Netanyahu, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Quốc vương Jordan Abdullah 2, Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas, bước vào phòng họp ở Nhà Trắng trong ngày hòa đàm đầu tiên về tình hình Trung Đông ngày 1/9/2010.
Bức ảnh ông Hosni Mubarak (lúc đó còn là Tổng thống Ai Cập), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Quốc vương Jordan Abdullah 2, Tổng thống Palestine, Mahmoud Abbas, bước vào phòng họp ở Nhà Trắng trong ngày hòa đàm đầu tiên về tình hình Trung Đông ngày 1/9/2010.
Tuy nhiên, báo Al-Ahram của Ai Cập đã thay đổi thứ tự của các lãnh đạo, đưa hình ông Mubarak thành người dẫn đầu đoàn.
Tuy nhiên, báo Al-Ahram của Ai Cập đã thay đổi thứ tự của các lãnh đạo, đưa hình ông Mubarak thành người dẫn đầu đoàn.
Bức ảnh nổi tiếng do Nhà Trắng đăng tải khi Tổng thống Obama và các quan chức cấp cao trong nội các theo dõi diễn biến chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden vào tháng 5/2011.
Bức ảnh nổi tiếng do Nhà Trắng đăng tải khi Tổng thống Obama và các quan chức cấp cao trong nội các theo dõi diễn biến chiến dịch tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden vào tháng 5/2011.
Tuy nhiên, một tờ báo có trụ sở ở Brooklyn (New York) đã xóa hình bà Clinton và một nữ quan chức khác khi đăng hình.
Tuy nhiên, một tờ báo Do Thái cực đoan, có trụ sở ở Brooklyn (New York), đã xóa hình bà Clinton và một nữ quan chức khác khi đăng ảnh.
Một tờ báo Do Thái chính thống cực đoan đã xóa hình Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, trong bức ảnh các nhà lãnh đạo châu Âu tuần hành chống khủng bố ở Paris hồi giữa tháng 1/2015, sau vụ thảm sát ở tòa soạn báo Charlie Hebdo.
Một tờ báo Do Thái chính thống cực đoan đã xóa hình Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, trong bức ảnh các nhà lãnh đạo tuần hành chống khủng bố ở Paris hồi giữa tháng 1/2015, sau vụ thảm sát ở tòa soạn báo Charlie Hebdo.
Một tờ báo Do Thái chính thống cực đoan đã xóa hình Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, trong bức ảnh các nhà lãnh đạo châu Âu tuần hành chống khủng bố ở Paris hồi giữa tháng 1/2015, sau vụ thảm sát ở tòa soạn báo Charlie Hebdo.
Ngoài bà Merkel, tờ báo còn xóa hình nữ Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt và nhiều nữ quan chức khác.

Vụ xả súng ở Paris: Thủ tướng Đức bị xóa khỏi ảnh tuần hành

Tờ HaMevaser đã xóa hoàn toàn hình của các lãnh đạo nữ khỏi bức ảnh chụp các nguyên thủ quốc gia tham dự cuộc tuần hành chống khủng bố ở Paris, trong đó có Thủ tướng Đức, Đan Mạch.

Những hình ảnh 'gây sốc' của các chính khách trong năm 2014

Các nghị sĩ lao vào nhau ngay giữa nghị trường hay những giây phút tự chụp chân dung của các nguyên thủ là những hình ảnh hài hước của giới chính khách năm 2014.

Minh Anh

Ảnh: TIME

Bạn có thể quan tâm