Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những biểu tượng thể thao bị tước bằng tiến sĩ danh dự

Từ Blatter tới Pistorius, những người từng là biểu tượng trong làng thể thao và được phong tặng bằng tiến sĩ. Tuy nhiên, họ đã mắc sai lầm để rồi bị tước danh hiệu vĩnh viễn.

Chủ tịch FIFA Sepp Blatter

Vị quan chức 79 tuổi người Thụy Sỹ từng được Đại học De Montfort trao bằng tiến sĩ danh dự về nghệ thuật và nhân văn năm 2005. Họ đánh giá cao ông về “sự thẳng thắn, có tầm nhìn xa trông rộng, đạo đức và trên tất cả là thái độ làm việc chuyên nghiệp”.

Sepp Blatter: 'Tôi chỉ là nạn nhân'

11h ngày 21/12 (giờ địa phương), ông Sepp Blatter tổ chức buổi họp báo tại Zurich, Thụy Sỹ ngay sau án phạt cấm hoạt động bóng đá 8 năm từ Ủy ban đạo đức FIFA.

Tuy nhiên, sau những cáo buộc tham nhũng nhắm vào Blatter, trường đại học đại học có trụ sở tại Leicester quyết định tước bằng tiến sĩ danh dự của ông vào cuối tháng 10 vừa qua. Dẫu vậy, chuyện này chỉ mới được tiết lộ hôm 22/12.

Sepp Blatter nhận bằng tiến sĩ tại Đại học De Montfort năm 2005. Ảnh: BBC.

Sepp Blatter bị cáo buộc vi phạm đạo đức khi tạo ra “khoản thanh toán không có thật” cho Chủ tịch UEFA Michel Platini khoản tiền 1,34 triệu bảng. Vì vụ này, hai ông bị Ủy ban Đạo đức FIFA cấm tham gia vào các hoạt động bóng đá 8 năm. Cả Blatter lẫn Platini đều khẳng định họ vô tội và tuyên bố kháng cáo lên Tòa án thể thao quốc tế (CAS).

Nài ngựa Lester Piggott

Trong sự nghiệp đua ngựa, Piggott từng 11 lần vô địch và chiến thắng tới 4.493 cuộc thi. Thành tích thuyết phục trên giúp ông được Hoàng gia Anh phong chức Hiệp tước đế chế Anh (OBE) năm 1975.

Năm 1987, Lester Piggott bị tước danh hiệu OBE do bị phạt tù 3 năm vì nhận cáo buộc trốn thuế với số tiền lên tới 3 triệu bảng. Ông được phóng thích sau thực hiện hình phạt tù một năm một ngày. Tuy vậy, việc bị tước OBE khiến ông không khỏi day dứt dù đã bước sang tuổi 80.

“Người không chân” Oscar Pistorius

Vận động viên từng 6 lần giành chức vô địch Paralympic môn điền kinh được Đại học Strathclyde (Scotland) trao bằng tiến sĩ tháng 10/2012 sau những thành công anh đạt được trong thể thao. Thế nhưng, vận động viên 29 tuổi đã bị tước bằng danh dự trên vào tháng 2/2015, chỉ bốn tháng sau khi anh bị bắt giam vì tội giết bạn gái Reeva Steenkamp.

Pistorius vừa bị bắt giam trở lại sau thời gian ngắn được phóng thích. Ảnh: ITV.

Pistorius bị cáo buộc sát hại Steenkamp trong phòng tắm ngày 14/2/2013 và bị kết án tù 5 năm. Hôm 20/10 vừa qua, anh được Ban ân xá Nam Phi thả tự do trước 4 năm. Tuy nhiên, trong phiên tòa phúc thẩm ngày 3/12, “vận động viên không chân” bị cáo buộc giết người và có nguy cơ ngồi tù trở lại.

‘VĐV không chân’ Pistorius bị kết tội giết người

Ngôi sao điền kinh khuyết tật người Nam Phi bị khép tội cố sát bạn gái Reeva Steenkamp trong phiên tòa phúc thẩm ngày 3/12.

Cao thủ phi tiêu Phil Taylor

Cựu vận động viên 55 tuổi từng giành 8 danh hiệu lớn thế giới về phi tiêu. Ông được đề cử vào danh sách thành viên đế chế Anh (MBE) vào đầu năm mới 2001. Nhưng vào tháng 3 cùng năm, trước khi nhận danh hiệu MBE từ Hoàng gia Anh, ông bị cáo buộc tấn công một phụ nữ tại triển lãm ở Fife năm 1999.

Cua-rơ Lance Armstrong

Vận động viên đua xe đạp người Mỹ bị tước 7 danh hiệu vô địch Tour de France vì bị cáo buộc sử dụng doping trong thời gian tham dự các cuộc thi. Tuy nhiên, đó chưa phải là những mất mát lớn nhất mà ông phải hứng chịu.

Cựu cua-rơ Armstrong từng được phong danh hiệu Hiệp sĩ năm 2005.

Lance Armstrong từng được Đại học Tufts ở Massachusetts tặng danh hiệu Chevalier (Hiệp sĩ) năm 2005. Đó cũng là năm cuối cùng ông lên ngôi vô địch Tour de France. Tuy nhiên, năm 2012, cựu tay đua 44 tuổi bị thu hồi danh hiệu sau khi nghi án dính doping của ông được làm rõ.

Lance Amstrong buông xuôi vụ cáo buộc doping

Lance Amstrong đã không hề suy sụp trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng sau khi quyết định “buông xuôi” vụ kiện bị cấm thi đấu suốt đời cũng như tước 7 chức vô địch Tour de France từ Cơ quan phòng chống của doping Mỹ (USADA) nhắm vào mình.

Võ sĩ Naseem Hamed

Naseem Hamed là võ sĩ quyền anh hạng lông. Anh được phong tặng danh hiệu MBE năm 1999 khi mới 24 tuổi nhờ thành tích toàn thắng cả 33 lần thượng đài. Năm 2002, tay đấm người Anh phải giã từ sự nghiệp ở đỉnh cao vì những chấn thương ở tay.

Năm 2006, Naseem Hamed chịu án phạt 15 tháng tù vì lỗi lái xe nguy hiểm. Võ sĩ sinh năm 1974 điều khiển chiếc Mercedes ở tốc độ cao và gây tai nạn, khiến nạn nhân Anthony Burgin bị thương nặng. Anh được phóng thích sau 16 tuần ngồi tù, nhưng danh hiệu MBE đã bị tước vĩnh viễn.

Kiếm thủ Pal Schmitt

Pal Schmitt, 73 tuổi, từng hai lần vô địch nội dung đấu kiếm tại Olympic Mexico 1968 và Olympic Munich 1972. Sau khi chia tay sự nghiệp thể thao, ông chuyển sang công tác chính trị và được bầu làm tổng thống Hungary năm 2010.

Kiếm thủ Pal Schmitt từng giữ chức tổng thống Hungary 2 năm. Ảnh: Trend.

Năm 2012, ông buộc phải từ chức tổng thống vì bị tước bằng tiến sĩ do đạo văn. Trường đại học Semmelweis ở Budapest tìm thấy phần lớn luận án tiến sĩ năm 1992 của Schmitt về Olympic được sao chép từ các tác phẩm của hai nhà khoa học khác.

Cầu thủ cricket Allen Stanford

Stanford là tỷ phú và là nhà tài trợ thể thao. Ông từng là cầu thủ lớn trong làng cricket và là người sáng lập ra giải Stanford 20/20 tại Antigua năm 2006, và giải Stanford Super Series (trị giá 20 triệu USD) tại Anh năm 2008.

Nhờ đóng góp to lớn trong làng cricket, ông được Antigua và Barbuda phong tước hiệp sĩ năm 2006 trước khi bị bắt vì tội gian lận sau đó 3 năm. Danh hiệu hiệp sĩ của cựu VĐV 65 tuổi chính thức bị thu hồi sau khi ông nhận án tù lên tới 110 năm vì tội lừa đảo các nhà đầu tư với số tiền 7 tỷ USD (4,7 tỷ bảng).





Tiểu Minh

Bạn có thể quan tâm