Ám sát Tổng thống Mỹ bằng tia phóng xạ
Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt giữ nghi phạm Glendon Scott Crawford (49 tuổi) ở thành phố New York và đồng phạm Eric J. Feight (54 tuổi) để ngăn chặn thành công âm mưu ám sát Tổng thống Obama. Crawford đã tìm cách chế tạo một cỗ máy điều khiển từ xa, có khả năng phóng luồng bức xạ gây chết người. Theo bản thiết kế do cảnh sát thu được, nạn nhân sẽ không có cảm giác và vũ khí này chỉ bắt đầu phát tác vài giờ hoặc thậm chí vài ngày sau đó. Crawford gọi phát minh của mình là “Công tắc Hiroshima”. Ảnh: Examiner.com. |
Nhảy dù để đánh bom liều chết
Nhóm khủng bố Lashkar-E-Taiba đã thực hiện 7 vụ tấn công, trong đó có vụ đánh bom đẫm máu nhằm vào thành phố Mumbai, Ấn Độ giết 166 người. Ngoài âm mưu thông thường, Lashkar-E-Taiba cũng có ý định sử dụng dù để thực hiện kế hoạch. Theo kịch bản, các phần tử khủng bố sẽ sử dụng dù để đáp xuống một thành phố đông dân và đánh bom liều chết. Tuy nhiên, trên thực tế, đây là kế hoạch không dễ thực hiện. Trước tiên, chúng phải nhảy từ trên cao, nghĩa là cuộc tấn công sẽ bắt đầu từ những ngọn đồi hay cao ốc gần khu vực mục tiêu. Ngoài ra, dù không dễ điều khiển vì còn phụ thuộc hướng gió và vật cản trước mặt. Ảnh minh họa: Graffiti. |
Tháng 7/2009, cảnh sát bắt Kyle Shaw (17 tuổi) về tội đánh bom một cửa hiệu cà phê Starbucks ở Mỹ. Cảnh sát cho hay, Shaw bắt chước bộ phim "Project Mayhem" bằng cách thành lập một sàn đấu sinh tử ngầm với mục tiêu tiến hành những vụ khủng bố quy mô nhỏ. Cậu ta mặc giống nhân vật Tyler Durden của phim. Điều may mắn là không ai thiệt mạng vì trò chơi bắt chước làm người hùng này. Ảnh: Listverse. |
Dùng máy bay không người lái tấn công Lầu Năm Góc
Năm 2011, cơ quan chức năng Mỹ bắt giữ Rezwan Ferdaus, 26 tuổi do âm mưu dùng máy bay chứa bom tấn công Lầu Năm Góc và tòa nhà Quốc hội Mỹ. Rezwan Ferdaus tốt nghiệp khoa Vật lý đại học Northeastern ở Boston, bắt đầu kế hoạch tấn công Mỹ từ đầu năm 2010. FBI chỉ rõ: “Rezwan Ferdaus âm mưu dùng máy bay không người lái loại nhỏ chở thuốc nổ, có trang bị GPS dẫn đường tấn công Lầu Năm Góc”. Ảnh: 911review.com. |
Bom thư
Unabomber (kẻ giết người hàng loạt) là nickcname của Ted Kaczynski, một người đàn ông đang phải thụ án tù chung thân vì giết chết 3 người và khiến 23 người khác bị thương sau loạt vụ đánh bom. Trong khoảng thời gian từ 1979-1995, FBI phải sử dụng hàng triệu USD để bắt giữ một trong những kẻ khủng bố tai tiếng nhất nước Mỹ này. Loại bom đầu tiên hắn sử dụng là chất nổ dạng bột không khói. Tuy nhiên, sau đó, tên này đã tìm cách chế loại bom phức tạp hơn, có chứa đinh sắt và các mảnh kim loại bên trong. Bom đặt trong các bức thư và tự phát nổ khi người nhận mở thư ra. Ảnh: Listverse. |
Bom ống tẩm độc
Kevin Harpham mang theo một balô chứa bom tới cuộc tuần hành tưởng nhớ Martin Luther King ở Spokane, Washington, nước Mỹ năm 2011. Tuy nhiên, cảnh sát đã phát hiện âm mưu này và vô hiệu hóa quả bom. Đây là loại bom tự chế dạng ống chứa mồi câu cá bằng chì tẩm thuốc diệt chuột nhằm làm nhiễm trùng các vết thương khi tiếp xúc. Với loại bom tự chế này, tòa án tuyên Harpham 32 năm tù giam. Ảnh: AP. |
Giấu bom trong quần lót
Mùa giáng sinh năm 2009, Umar Farouk Abdulmutallab, một thanh niên Mỹ, lên máy bay để tới thành phố Detroit, bang Michigan mang theo thuốc nổ trong quần lót. Theo lời kể của Umar, tên này đã mặc chiếc quần lót trong suốt 3 tuần. Khi máy bay chuẩn bị hạ cánh, Umar đã cố gắng kích hoạt ngòi nổ nhằm giết mọi người trên chuyến bay. Tuy nhiên, thay vì nổ, quả bom lại gây nên đám cháy ngay tại khu vực nhạy cảm của Umar. Sự việc trở nên bi hài khi tên khủng bố lại là người phải tới bệnh viện để cấp cứu. Ảnh: newstimeafrica.com. |